Hiện nay, tái sử dụng nước thải không chỉ là trách nhiệm để bảo tồn tài nguyên nước thải mà nó nghiễm nhiên trở thành điều kiện để doanh nghiệp duy trì sự phát triển bền vững, cân bằng các hoạt động sống của nhiều nơi. Xuất phát từ khan hiếm nước, hạn hán, thiếu nguồn cấp nước chất lượng, chi phí xử lý cao, nghiêm ngặt khiến việc tái sử dụng nước trong cộng đồng ngày càng quan trọng hơn.
1. Yêu cầu khi tái sử dụng nước thải công nghiệp
Khái niệm tái sử dụng nước thải không còn quá mới mẻ mà nó xuất hiện cách đây nhiều năm. Hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến nhằm phục vụ cho mục đích nông nghiệp, chủ yếu áp dụng nhiều biện pháp xử lý khác nhau để tưới cây. Vì thế mà nhiều nơi trên thế giới xây dựng “trang trại nước thải” được thiết kế với hệ thống thu gom, xử lý nước thải lớn.
Cho đến khi người ta cho ra đời hệ thống phân phối kép làm giảm nhu cầu nước uống bằng cách sử dụng hệ thống vừa cung cấp nước uống vừa tưới tiêu. Điều quan trọng là mục đích tái sử dụng nước thải thường không yêu cầu chất lượng nước uống được. Chẳng hạn như một số ngành công nghiệp cần nước để làm mát, chế biến, sản xuất hơi nước.
Nhiều ngành nghề/lĩnh vực ngày càng thúc đẩy nhiều hơn theo hướng bảo tồn, tái chế, tái sử dụng nước dưới sự giám sát của cộng đồng và cơ quan quản lý môi trường. Chính vì thế mà vai trò của nhiều công ty xử lý nước thải ngày càng quan trọng trong việc duy trì hoạt động và cải thiện khả năng bảo tồn nguồn nước cũng như làm sạch nguồn thải.
Nhiều ngành công nghiệp bước đầu đạt được nhiều bước tiến mới trong thiết kế và vận hành quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu sử dụng nước và tối ưu hóa khả năng tái sử dụng nước thải thông qua hoạt động phân tách, thu gom, xử lý và làm sạch nước thải.
2. Cần lưu ý gì khi tái sử dụng nước thải?
Việc tái sử dụng nước sẽ bị ràng buộc bởi một số đặc tính lý – hóa – sinh. Cần xem xét và đánh giá các tác hại tiềm tàng của nhiều thông số đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường là bắt buộc. Sự hiện diện của một số chất không mong muốn sẽ ngăn cản khả năng tái sử dụng nước thải cũng như tốn nhiều chi phí xử lý hơn.
2.1. Đối với chất vô cơ
Nước thải chứa nhiều chất vô cơ tự nhiên như canxi, natri, magie, kali, bicacbonat, clorua, sunfat và nitrat. Nó cũng chứa nhiều ion độc hại khác như boron. Vì thế một số kim loại nặng sẽ tích lũy sinh học và có độc tính nhất định đối với con người, thực vật và động vật. Đối với thành phần vô cơ cần ứng dụng phương pháp xử lý nước thải tiên tiến để loại bỏ các ion đến mức chấp nhận được.
2.2. Đối với chất hữu cơ
Nước thải chứa rất nhiều thành phần hữu cơ khác nhau, nhiều chất tương đối mới và tác động tiềm ẩn như gây rối loạn nội tiết, các bệnh lý về đường ruột nếu sử dung phải nguồn nước thải này. Các phương pháp đo truyền thống đối với chất hữu cơ như COD, BOD và TOC thường không hiệu quả, không thể xác định chính xác nồng độ độc hại của chúng. Cần lưu ý đến một số chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ tìm thấy ở bất kỳ nguồn nước nào khi xả thải từ các HTXLNT.
2.3. Vi sinh vật
Nhiều nguồn nước thải khi tái sử dụng có thể tìm thấy nhiều VSV gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, tảo, giun sán hoặc động vật nguyên sinh. Chúng tồn tại trong nước thải khi chưa được xử lý. Mặc dù những phương pháp XLNT giảm mức độ mầm bệnh xuống mức cho phép nhưng cũng cần giải pháp tiên tiến hơn để nâng cao hiệu quả tái sử dụng. Sự phụ thuộc của mầm bệnh vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, hàm lượng hữu cơ, bức xạ mặt trời. Vì thế cần thiết kế và vận hành hệ thống XLNT tối ưu để phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro tác động đến việc tái chế nước thải.
Nếu như bạn có nhu cầu xử lý và tái sử dụng hiệu quả nguồn thải của mình thì hãy liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768. Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất sẽ tư vấn nhiều giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu cùng chi phí hợp lý.