Tiềm năng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi

Công nghệ sinh học đã được áp dụng thành công trong việc loại bỏ chất thải ô nhiễm khi tạo ra nguồn năng lượng sạch, cải thiện chất lượng môi trường cũng như giảm khí thải, mùi hôi khó chịu trong quá trình chăn nuôi.

Lĩnh vực chăn nuôi được biết đến là ngành có mức phát thải chất thải rắn, nước thải và khí nhà kính tương đối lớn. Vậy làm thế nào để sử dụng các giải pháp xử lý chất thải thân thiện với môi trường hơn?

Công nghệ sinh học tạo ra nhiều tiềm năng mới

Với sự xuất hiện của nhiều công nghệ khí sinh học trở thành giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải trong chăn nuôi. Trong khi quy mô trang trại ngày càng tăng thì việc chất thải chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng lớn là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, những loại chất thải được xếp vào nhóm có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh những công nghệ hiện có thì sự tham gia các công nghệ khí sinh học giúp cải thiện hiệu quả xử lý cũng như giảm gánh nặng cho môi trường.

Trong đó đối với nước thải, người ta thường xử lý nước thải từ hầm biogas vì tiềm năng sản xuất khí sinh học lớn vừa đảm bảo giảm thiểu tác động từ chất thải ô nhiễm. Đây là mô hình nổi bật trong nhiều năm qua được rất nhiều đơn vị triển khai thực hiện cho các dự án của mình vì mang lại tính kinh tế hơn.

Điểm nổi bật của những công nghệ này là tạo ra nguồn năng lượng sạch đáp ứng tiêu chuẩn. Đồng thời cũng mang đến nhiều lợi ích cho người chăn nuôi như tăng cường phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thay đổi bộ mặt môi trường, giải phóng sức lao động cũng như cung cấp nguồn năng lượng sạch bù đắp cho chi phí vận hành hệ thống.

Công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi

Công nghệ sinh học tồn tại những rào cản nào?

Bên cạnh những trang trại quy mô lớn thì nhiều hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn. Vì đa phần những cơ sở này còn nằm trong các khu dân cư, nhiều cá nhân không có đủ chi phí để xây mới hệ thống XLNT, chất thải phù hợp với điều kiện chăn nuôi.

Đồng thời đây cũng là trở ngại cho công tác kiểm tra từ cơ quan quản lý môi trường khiến nhiều đơn vị vẫn chưa hoặc tỷ lệ áp dụng biện pháp BVMT còn ở mức thấp. Tại nhiều khu vực nông thôn, ngành chăn nuôi phát triển mạnh vì diện tích xây dựng chuồng trại rộng, thoáng hơn ở thành phố.

Bên cạnh lợi thế này, người dân vẫn chưa có ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo các điều kiện môi trường. Vẫn còn thực trạng nhiều trang trại quy mô lớn trốn tránh nghĩa vụ xây lắp công trình xử lý chất thải đúng kỹ thuật, chưa hoàn thành thủ tục hồ sơ môi trường như quy định (lập ĐTM, kế hoạch BVMT) quan trọng.

Để hoàn thiện dự án khí sinh học thường yêu cầu phải thiết kế – thi công – lắp đặt nhiều hạng mục công trình phức tạp, thiết bị xử lý đắt tiền làm tăng chi phí đầu tư nhiều đơn vị.

Chính vì thế rất cần sự hỗ trợ từ Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi với nhiều trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ trong việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

Làm thế nào phát triển công nghệ?

Vì chưa tiếp cận với nhiều người nên nhiều địa phương cần tổ chức nhiều chương trình, lên kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức và đào tạo kiến thức để người dân chủ động hơn trong việc sử dụng giải pháp xử lý chất thải an toàn, thân thiện hơn với môi trường. Đồng thời, cần chính sách hỗ trợ thích hợp như hỗ trợ chi phí đầu tư để các hộ chăn nuôi sử dụng công nghệ khí sinh học ngày càng phổ biến hơn.

Trong khi nước ta ngày càng đa dạng hóa nguồn năng lượng tái tạo thì khí sinh học cũng thuộc một trong những năng lượng sạch cần phải phát triển trong tương lai. Do đó, các địa phương cần hỗ trợ thêm công nghệ ở nhiều quy mô khác nhau nhằm cung cấp năng lượng, khí sinh học đáp ứng yêu cầu về môi trường.

Để biết thêm tin tức về công nghệ sinh học, Quý khách hàng có thể liên hệ tới Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất để nhận hỗ trợ!