Trước tình trạng ô nhiễm, nhiều quốc gia châu á đã đưa ra nhiều công nghệ xử lý khói bụi cũng như nhiều biện pháp để kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí. Nhiều quốc gia Châu Á đang phải chịu hậu quả nặng nề về ô nhiễm mặc dù có tốc độ tăng trưởng dân số, đô thị và công nghiệp hóa nhanh.
Ở Việt Nam
Thực trạng
- Ở nước ta, giao thông là lĩnh vực phát thải khí nhà kính lớn nhất, các phương tiện chủ yếu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, xăng, dầu diesel làm phát sinh nhiều khí SOx, NO2, CO, bụi, VOC Benzen,…
- Các hoạt động sản xuất có tác động đáng kể đến không khí đô thị, nhất là ở TP. HCM và Hà Nội.
- Ở Hà Nội nồng độ bụi tăng cao vào giờ cao điểm như PM10 và PM2.5.
- Mặc dù ảnh hưởng từ dịch Covid-19 chất lượng không khí có tiến triển tốt hơn nhưng vẫn ở mức chưa an toàn.
Giải pháp
- Tích cực trồng cây xanh để tạo môi trường thông thoáng và trong lành hơn.
- Khuyến khích sử dụng giao thông công cộng để giảm ô nhiễm.
- Tiến hành di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Ở Trung Quốc
Thực trạng
- Bắc Kinh và các thành phố ở miền Bắc, miền Trung ở Trung Quốc luôn trong tình trạng ô nhiễm khí thải và khói bụi.
- Nồng độ bụi PM2.5 tăng cao và độ ẩm giảm xuống đáng kể.
- Mức độ ô nhiễm ở đây leo thang chóng mặt, Trung Quốc rơi vào hoàn cảnh ngày như đêm vì khói bụi dày đặc làm giảm tầm nhìn khiến giao thông ùn tắc và nhiều chuyến bay bị hủy.
- Tốc độ gia tăng dân số và công nghiệp hóa thúc đẩy các nhà máy nhiệt điện than phát triển, với 80% họ sử dụng than để sản xuất điện. Và hậu quả hàm lượng khí CO2 vào môi trường khí quyển ngày càng tăng.
Giải pháp
- Xây dựng tháp lọc không khí tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây để cải thiện chất lượng và lọc sạch không khí.
- Tạm ngưng nhiều nhà máy, hạn chế phương tiện giao thông vào giờ cao điểm, tăng cường hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm.
- Thay thế than đá bằng khí đốt tự nhiên thân thiện hơn.
- Di dời các nhà máy nhiệt điện than cũng như đưa ra nhiều giải pháp để xử lý khí thải tốt hơn.
- Loại bỏ phương tiện cơ giới và gây ô nhiễm từ các phương tiện giao thông.
Ở Philippin
Thực trạng
- Khí thải, khói thải từ phương tiện giao thông chiếm đến 80%, đặc biệt ở thủ đô Manila.
Giải pháp
- Xây dựng thành phố mới mang tên New Clark với tổng chi phí 14 tỷ USD để giảm lượng khí thải CO2 và tận dụng nhiều không gian xanh hơn.
- Khuyến khích các tòa nhà sử dụng công nghệ giảm sử dụng năng lượng và nước.
- Và chỉ cho phép ô tô chạy bằng điện để giảm phát thải khí CO2.
Ở Ấn Độ
Thực trạng
- Nền kinh tế Ấn Độ có mức tăng trưởng ngày càng cao kèm theo là mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng.
- 2 thành phố New Delhi và Varanasi có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất với nồng độ bụi PM2.5 cao.
- Người dân thường xuyên đốt rơm rạ, nhiều khu vực chìm trong khói bụi mù mịt.
Giải pháp
- Để tận dụng phế phẩm nông nghiệp họ tạo ra khí tự nhiên vừa dùng để nấu ăn, sưởi ấm và phát điện. Điều này có thể giải quyết nhiều vấn đề về năng lượng.
- Họ còn cung cấp cho người dân sử dụng than sinh học chứa cacbon nguyên chất và không chứa lưu huỳnh.
- Họ lắp đặt thành công vòi rồng như máy phun nước dạng sương để loại bỏ khói bụi ô nhiễm.
- Chính phủ Ấn Độ đình chỉ các hoạt động xây dựng, cấm xe tải đi vào thành phố New Delhi.
congtyxulynuocthai.vn chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài chia sẻ!