Việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải phụ thuộc vào đặc điểm của nước thải như pH, nhiệt độ, tải trọng hữu cơ, nồng độ chất dinh dưỡng (nito, photpho), mật độ coliform. Đối với hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn không thể thiếu giai đoạn chủ đầu tư lựa chọn phương pháp, công nghệ xử lý đối với nguồn thải. Đây là công việc quan trọng vì nó quyết định đến hiệu quả xử lý cũng như tiêu chuẩn xả thải, khả năng làm sạch nước thải đáp ứng nhu cầu tái sử dụng nước an toàn.
1. Yêu cầu về công nghệ xử lý nước thải
Dù là nước thải đô thị hay công nghiệp cần lựa chọn công nghệ phù hợp với các thành phần khác nhau. Đối với việc xây mới hệ thống xử lý nước thải hay nâng cấp thì việc lựa chọn vẫn luôn là thách thức đối với chủ đầu tư.
Các yêu cầu về khả năng, hiệu quả xử lý, chi phí, điều kiện thích ứng với khí hậu, thời tiết cùng nhiều yếu tố khác. Khi xem xét khía cạnh ở giai đoạn đầu có thể giúp đơn giản hóa việc thực hiện dự án, giảm sự cố, rủi ro đối với môi trường.
Ngoài các cân nhắc về kinh tế, xã hội, môi trường thì các thông số khác cũng ảnh hưởng đến công nghệ như công suất thiết kế, quy mô hệ thống, tải lượng chất ô nhiễm, lưu lượng xả thải, giới hạn nước thải, loại nước thải, hàm lượng chất rắn cùng các tác nhân ô nhiễm khác.
Trong đó xử lý thứ cấp tương đối phức tạp và thường liên quan đến vi sinh vật loại bỏ chất rắn, chất hữu cơ. Vì quá trình sinh học rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường nước thải nên việc lựa chọn quy trình càng quan trọng hơn.
Ngoài ra cần quan tâm đến các khía cạnh như dòng chảy, yêu cầu chất lượng nước thải, hóa chất, xác định khó khăn trong vận hành, tự động hóa, diện tích, kích thước bể, nhu cầu sục khí,…
2. Tính khả thi của các công nghệ xử lý nước thải
Giữa khu vực nông thôn và thành thị cũng có sự khác biệt trong công nghệ xử lý nước thải. So với vùng nông thôn, ở các vùng đô thị dễ tiếp cận với công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hơn.
2.1. Tình trạng xử lý nước thải ở nông thôn
Khoảng cách giữa việc tạo ra nước thải và xử lý nước thải (XLNT) ngày càng lớn. Ngay cả những hệ thống XLNT lớn công suất hiện có cũng không đáp ứng đúng yêu cầu vì quá trình vận hành, bảo dưỡng hệ thống XLNT không đúng hoặc không thực hiện định kỳ.
Mặc dù từ đô thị đến nông thôn, từ các ngành sản xuất nhỏ lẻ đến các KCN, CCN trang bị những HTXLNT hiện có nhưng hơn 50% trong số đó lại không tuân thủ các quy định. Mặc khác, công suất từ những hệ thống này lại không được sử dụng triệt để vì khối lượng nước thải ngày càng lớn, mức độ ô nhiễm ngày càng phức tạp hơn.
Những phương pháp XLNT thông thường rất tốn kém và đòi hỏi phải được vận hành, bảo trì thường xuyên. Trong khi đó thì việc thu gom và xử lý bùn vẫn chưa được quan tâm. Xuất phát từ các nguyên nhân như thiết kế không phù hợp, bảo trì không tốt, thường xuyên bị mất điện và không có đủ nguồn nhân lực chất lượng nên công trình XLNT hoạt động không đúng yêu cầu.
Hiện nay những công nghệ sẵn có lại không mang lại hiệu quả kinh tế, vì không có lợi nhuận nên các địa phương thường bỏ qua việc XLNT. Nhiều HTXLNT hoạt động nhưng lại không đáp ứng tiêu chuẩn về BOD, COD, kim loại nặng, hóa chất làm cho nước đã qua xử lý không phù hợp để tái sử dụng.
2.2. Tại các thành phố lớn
Ở những thành phố, đô thị lớn xử lý bằng quy trình bùn hoạt tính, MBR, SBR, MBBR được sử dụng phổ biến nhất. Còn với nước thải công nghiệp họ sử dụng mô hình công nghệ phức tạp, tiên tiến hơn như tuyển nổi không khí hòa tan, bộ lọc than hoạt tính hoặc kết hợp giữa nhiều công nghệ với nhau để tăng hiệu suất xử lý bằng thiết kế module đơn giản hơn.
Bên cạnh đó, công nghệ ao/đầm đất ngập nước sẽ phù hợp với khu vực nông thôn nhưng ở thành phố thì đó là thứ xa xỉ, cũng không khả thi về không gian xây dựng.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống XLNT thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí những yêu cầu và thắc mắc của khách hàng liên quan đến nước thải.