Xử lý nước thải thủy sản thường có mức độ phức tạp và chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau. Với tốc độ phát triển như hiện nay, ngành thủy sản hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sự thay đổi tích cực trong nền kinh tế cả nước và duy trì nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Khi diện tích và sản lượng thủy sản tăng lên không ngừng chính là thời điểm môi trường đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải thủy sản cơ bản nhất trong một HTXLNT, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp xử lý cơ học nước thải thủy sản
- Nước thải thủy sản có hàm lượng cao chất rắn lơ lửng, vật rắn có kích thước lớn. Tuy nhiên để xử lý chúng hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Vì thế để tách những chất lơ lửng này người ta thường sử dụng các phương pháp cơ học như song chắn rác hoặc lắng.
- Với công trình song chắn rác thì hầu như đều ứng dụng trên tất cả loại nước thải. Với vai trò xử lý sơ bộ để khử hoàn toàn các tạp chất nhằm giúp các công trình vận hành phía sau diễn ra thuận lợi hơn tránh tình trạng tắc bơm hoặc hư hỏng đường ống.
- Với các công trình lắng: theo đó nhờ tác dụng của lực trọng trường hoặc lực ly tâm nên có thể loại bỏ các chất tồn tại dưới dạng huyền phù hoặc lơ lửng. Có nhiều loại bể lắng khác nhau và mỗi bể sẽ giữ nhiệm vụ khác nhau như bể lắng cát giúp loại bỏ chất rắn không tan hoặc bể lắng trong có khả năng tách bùn sinh học ra khỏi nước.
Phương pháp xử lý hóa lý nước thải thủy sản
- Đông tụ: nước thải thủy sản thường khá phức tạp thường tồn tại dưới dạng chất rắn kích thước nhỏ khó lắng và tồn tại dưới dạng keo tụ. Tuy nhiên để loại bỏ các hạt keo tụ, người ta sẽ tiến hành trung hòa điện tích (quá trình đông tụ). Sự liên kết của các hạt keo thành các hạt bông lớn hơn là tập hợp từ các hạt keo có kích thước nhỏ hơn.
- Tuyển nổi: xử lý nước thải thủy sản không khó, chủ yếu là chúng ta vận dụng các phương pháp xử lý sao cho phù hợp nhất. Với bể tuyển nổi thì chúng thường dùng để tách các chất lắng kém hoặc tạp chất không thể tan. Nguyên lý hoạt động của bể này được thực hiện nhờ quá trình sục khí liên tục vào pha lỏng. Việc này hình thành nên các bọt khí. Nhờ vậy mà các hạt keo và chất ô nhiễm dính bám tập hợp thành bong bóng khí và nổi lên trên liên kết thành từng váng bọt chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao.
Phương pháp xử lý hóa học nước thải thủy sản
- Phương pháp trung hòa: nước thải mang tính axit hoặc kiềm nên cần trung hòa chúng về ngưỡng pH từ 6,5 – 8,5. Các phương pháp trung hoà phụ thuộc vào các yếu tố như nồng độ nước thải, chế độ, thể tích và nhiệt độ của nguồn nước. Trong đó, một lượng bùn được hình thành và chúng sẽ phụ thuộc vào nồng độ và thành phần trong từng nguồn nước thải khác nhau.
- Phương pháp oxy hóa khử: đây là cách biến chất độc hại trong nước thải thành chất ít độc hại hơn ra khỏi nguồn nước bằng các chất oxy hóa. Nhưng phương pháp này lại tiêu tốn nhiều tác nhân hóa học.
Phương pháp sinh học nước thải thủy sản
Phương pháp xử lý hiếu khí
Trong điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo có thể ứng dụng phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí. Trong điều kiện tự nhiên, nguồn vi sinh vật được duy trì nhờ quá trình phân hủy chất hữu cơ thành nguồn thức ăn cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong điều kiện nhân tạo, người ta thường bổ sung thêm nguồn oxy liên tục và duy trì nồng độ pH và nhiệt độ luôn ổn định.
Trong hệ thống xử lý nước thải thủy sản thường bố trí thêm các công trình xử lý như:
- Bể Aerotank: bằng máy sục khí và bơm liên tục nên bể này có nguồn vi sinh dồi dào nhằm duy trì lượng bùn hoạt tính tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Trong bể luôn xảy ra quá trình bão hòa oxy.
- Bể xử lý sinh học: nguồn vi sinh vật sinh trưởng ở dạng dính bám lơ lửng trên một lớp màng bám lớp vật liệu lọc. Trên bề mặt lớp vật liệu lọc, VSV tiến hành hấp thụ chất hữu cơ và sử dụng nguồn oxy để oxy hóa chất hữu cơ trong nguồn thải.
Phương pháp xử lý kỵ khí
Là phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí thường được sử dụng đối với nguồn nước thải có nồng độ ô nhiễm cao. Trong môi trường không có oxy, vi khuẩn tiến hành phân hủy yếm khí chất hữu cơ và hấp thụ chúng thành nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của VSV.
Các giai đoạn của phương pháp xử lý kỵ khí như sau:
- Giai đoạn 1: Lên men
- Giai đoạn 2: Acid hóa
- Giai đoạn 3: Methan hóa
Một số công trình xử lý yếm khí thường gặp như:
- Hồ yếm khí
- Hệ thống đệm bùn kỵ dòng lên
- Hệ thống UASB cải tiến
Với những phương pháp trên, phương pháp sinh học được ứng dụng rộng rãi nhất và thích hợp đối với tất cả nguồn thải khác nhau. Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên thiết kế và thi công HTXLNT, cải tạo, bảo trì – bảo dưỡng hệ thống dựa trên đặc tính, thành phần và tính chất chuyên biệt của từng nguồn nước thải khác nhau.
Nếu có bất kỳ nhu cầu nào hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí nhé!