Trong thời buổi công nghệ – kỹ thuật không ngừng phát triển, mỗi doanh nghiệp đều tự trang bị cho mình một hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống có thể lớn – nhỏ, đơn giản – phức tạp nhưng phải có chức năng xử lý và làm sạch nước thải từ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, kinh doanh, dịch vụ. Không ít doanh nghiệp hiện đang rơi vào tình trạng lãng phí hệ thống xử lý nước thải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng congtyxulynuocthai.vn tìm hiểu vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé!
1. Doanh nghiệp lãng phí hệ thống xử lý nước thải do nguyên nhân nào?
Các doanh nghiệp có đang lãng phí hệ thống xử lý nước thải không? Câu trả lời là có!
Không phải tất cả doanh nghiệp mà một số doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đang trong tình trạng lãng phí hệ thống xử lý nước thải.
1.1. Nhà máy ngừng hoạt động
Nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chỉ hoạt động vài tháng thì bị ngưng trệ, gián đoạn. Hệ thống xử lý nước thải cũng vì thế không được chú trọng, không được chăm sóc, quản lý, kiểm soát tốt. Sau một thời gian không được vận hành thường xuyên, hệ thống hoạt động kém chất lượng, không đảm bảo yêu cầu và nước sau xử lý không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
1.2. Thiết kế ban đầu không phù hợp với nhu cầu thực tế
Tùy theo quy mô hoạt động mà mỗi hệ thống sẽ có yêu cầu công suất và các vận hành khác nhau. Tuy nhiên, nhiều đơn vị lại quá “lãng phí” hệ thống khi khâu thiết kế dư quá nhiều công suất xử lý so với công suất xử lý thực tế.
Việc thiết kế công suất hệ thống lớn hơn công suất xử lý thực tế không có gì sai, thậm chí là rất tốt, nhất là khi nhà máy, cơ sở sản xuất có nhu cầu mở rộng dây chuyền, tăng quy mô sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên nếu công suất thiết kế lớn vượt công suất xử lý quá nhiều sẽ gây nên tình trạng lãng phí hệ thống. Việc này vừa gây tốn kém chi phí, không gian vừa mất thời gian trong khâu quản lý, kiểm soát.
1.3. Hệ thống xử lý nước thải lạc hậu, công nghệ lỗi thời
Ngoài ra, việc lãng phí hệ thống xử lý nước thải còn xuất phát từ lý do là hệ thống đã bị xuống cấp, công nghệ đã lỗi thời, không còn phù hợp để xử lý nguồn nước thải hiện tại, vì vậy, doanh nghiệp không sử dụng nữa. Trong trường hợp này nếu doanh nghiệp vẫn đang sản xuất, kinh doanh nhưng không xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra môi trường sẽ đối mặt với nguy cơ bị xử phạt từ cơ quan quản lý môi trường.
1.4. Hệ thống xử lý nước thải chưa chú trọng tái sử dụng nước hiệu quả
Không chỉ riêng Việt Nam, các quốc gia trên thế giới dần nhận ra giá trị của nước thải. Khi đối mặt với các vấn đề về ô nhiễm, khan hiếm nước sạch và khai thác nguồn nước bất hợp lý nên việc tái sử dụng nước là điều tất yếu. Ngày nay có nhiều kỹ thuật vừa tái chế nước vừa ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm. Một số quy trình được cải tiến như tia cực tím, màng lọc thẩm thấu ngược.
Với những tiến bộ của khoa học – công nghệ, nhiều hệ thống áp dụng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mới, hiện đại có khả năng xử lý tốt chất thải ô nhiễm, nước thải được xử lý sạch sẽ vì vậy chủ đầu tư có thể tận dụng nước thải sau xử lý cho các mục đích như làm ướt đường, tưới cây, rửa sàn. Tuy nhiên, nhiều nơi đã không chú trọng việc này, gây lãng phí nguồn nước sau khi xử lý và chi phí đầu tư công nghệ cho mục đích tái sử dụng.
1.5. Hệ thống không tận dụng hết nguồn tài nguyên
Khác với các nguồn thải khác, nước thải chăn nuôi chứa khối lượng chất hữu cơ rất lớn với khả năng phân hủy sinh học nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Trong khi đó, biogas là một công nghệ mới không ngừng được cải tiến. Một trong điểm nổi trội mà hầm biogas mang đến là dễ dàng thu khí sinh học. Loại khí có thể thay thế nhiều loại khí đốt khác, chẳng hạn như khí gas. Nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô lớn nhưng lượng khí sinh học được thu gom lại khá thấp. Đây là điều khá là lãng phí.
2. Giải pháp nào cho vấn đề trên?
Để khắc phục tình trạng lãng phí hệ thống xử lý nước thải, doanh nghiệp nếu đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng cần cân nhắc, tính toán kỹ lượng nước thải đầu ra và xây dựng hệ thống với công suất phù hợp.
Đối với các hệ thống xử lý nước thải đã xuống cấp, cũ kỹ thì cần tiến hành nâng cấp, cải tạo, lựa chọn công nghệ xử lý tương thích với đặc điểm của nguồn thải.
Đối với các loại nước thải có tính chất không quá ô nhiễm, nguồn nước sau quá trình xử lý có thể tái sử dụng lại.
Tóm lại, đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đã tốn kém nhiều chi phí. Vì vậy, doanh nghiệp hãy tính toán thật tỉ mỉ và lựa chọn đơn vị đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm để xây dựng hệ thống hoạt động đúng công suất, ổn định, nước đầu ra đạt chuẩn quy định, tránh rơi vào trạng thái lãng phí hệ thống xử lý nước thải.
Để được tư vấn thêm thông tin chi tiết về xây dựng hệ thống xử lý nước thải, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.