Việc xử lý nước cấp lò hơi rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì điều này không những giúp làm sạch nguồn nước mà còn đảm bảo các quy trình sản xuất an toàn, tạo ra chất lượng sản phẩm vượt trội. Vậy doanh nghiệp sử dụng lò hơi thường áp dụng những cách nào để xử lý nước cấp đạt tiêu chuẩn nào?
1. Hệ thống làm mềm nước lò hơi
Nước cứng thường chia thành 3 loại: nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần. Hầu hết, nguồn nước cấp này thường lấy từ nước bề mặt sông suối, kênh rạch vì vậy sẽ chứa nhiều ion gây ra độ cứng cho nước như Ca2+ và Mg2+. Tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước sẵn có mà ứng dụng giải pháp xử lý giảm độ cứng gây cáu cặn bám bên trong đường ống, thiết bị.
1.1. Mục đích của việc làm mềm nước cứng
- Tạo ra nguồn nước chất lượng, loại bỏ hoàn toàn độ cứng (Ca2+, Mg2+)
- Tăng hiệu suất, công suất hoạt động
- Đảm bảo xử lý hiệu quả các thành phần khác như TDS, kim loại, cặn lơ lửng,…
Và phương pháp làm mềm nước được đánh giá cao là trao đổi ion vì khả năng khử hoàn toàn ion hóa trị II. Trong quá trình xử lý, sử dụng NaOH tạo ra độ kiềm trong nước hoặc dùng zeolite. Các cation Ca2+, Mg2+ trao đổi trực tiếp với các cation Na+, K+ khi đi qua vật liệu hấp thu.
Sau quá trình trao đổi ion, hạt nhựa bị bão hòa với ion khoáng chất sẽ được rửa và tái tạo. Khi áp dụng hệ thống này cần dùng dung dịch muối để tái sinh hạt nhựa trao đổi ion. Khi đó cần lựa chọn công suất hệ thống phù hợp đáp ứng nhu cầu sử dụng của cơ sở. Đặc biệt, cần đánh giá chi tiết chất lượng nước đầu vào – đầu ra để đưa ra phương án xử lý tối ưu.
Và quá trình trao đổi ion luôn cho hiệu quả xử lý tốt, cấu tạo đơn giản dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, hoạt động ổn định và hạn chế việc phát sinh sự cố, lỗi hư hỏng không mong muốn.
1.2. Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi bằng ozone
Nước cấp đầu vào thường chứa nhiều tạp chất, do đó hệ thống ozone có tác dụng cao đối với việc loại bỏ hết vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh, tạp chất hữu cơ hòa tan trong nước thông qua cơ chế oxy hóa. Đồng thời, ozone cũng mang lại hiệu quả đối với việc khử phenol, độ đục, màu sắc, mùi vị, độ đục. Nó cũng có hiệu quả trong việc loại bỏ và kiểm soát tốt các vấn đề như mangan, sắt thành hạt rắn dễ dàng lọc bỏ.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống
Hiệu quả ozone phụ thuộc phần lớn vào thời gian tiếp xúc, và ozone yêu cầu thời gian tiếp xúc ngắn hơn so với clo. Trong khi đó, nhiệt độ nước càng thấp thì lượng ozone hòa tan trong nước càng nhiều.
Thiết bị ozone thường cần quy trình trước và sau xử lý. Chẳng hạn, tiền xử lý thường yêu cầu quá trình lọc để loại bỏ độ đục, chất rắn lơ lửng; còn thiết bị sau xử lý thường tích hợp bộ lọc than hoạt tính với mục đích xử lý chất hữu cơ bị oxy hóa còn sót lại.
Liều lượng ozone thay đổi tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước nhưng lượng phù hợp nhất từ 1 – 2 mg/l. Thiết bị ozone dễ ăn mòn bề mặt, do đó chất liệu cấu tạo hệ thống thường được làm bằng thép không gỉ hoặc vỏ composite.
Hầu hết, hệ thống ozone đòi hỏi phải được bảo trì, vệ sinh bình chứa và kiểm tra máy bơm, quạt hoặc van để đánh giá mức độ hư hỏng. Việc kiểm tra thường xuyên hệ thống sẽ giúp bạn đánh giá khả năng xử lý của hệ thống hoặc các yêu cầu về sửa chữa, thay thế thiết bị sao cho phù hợp nhất.
Trên đây 2 trong số nhiều cách trong việc xử lý hiệu quả nguồn nước cấp đối với các lò hơi công nghiệp bằng các ứng dụng hệ thống trao đổi ion, xử lý bằng ozone.
Nếu Quý khách hàng cần tư vấn hướng dẫn thêm nhiều giải pháp khác thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ phương pháp tối ưu nhất.