Các hệ thống xử lý nước cấp lò hơi được ứng dụng phương pháp công nghệ nào để đạt được hiệu suất tối đa? Nguyên tắc và quy trình nào tối ưu hóa được chi phí?
Các hệ thống lò hơi sử dụng nước cấp đầu vào để chuyển hóa thành hơi nhằm đáp ứng các hoạt động vận hành cho quy trình sản xuất. Điều quan trọng nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, độ tinh khiết nhằm tránh những ảnh hưởng đến lò hơi như cáu cặn, ăn mòn thiết bị hay tắc nghẽn.
Vì nước được lấy từ nhiều nguồn nên phải tiến hành xử lý nước cấp lò hơi để đảm bảo mức độ sạch, tinh khiết trước khi sử dụng trực tiếp trong lò hơi.
1. Các thành phần trong nước cấp lò hơi
- Cáu cặn có kích thước nhỏ tồn tại lơ lửng trong nước nên rất khó lắng đọng. Ở mức độ cao, chúng khiến cho nước trở nên đục, lớp váng cặn bám bên trong thành ống. Sau thời gian dài, chúng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của lò
- Các thành phần hòa tan như Canxi, Magie, Kali, Cl-, HCO3,… cản trở quá trình chuyển hóa hơi nước trong lò hơi công nghiệp
- Các chất khoáng, cáu cặn tích tụ ở đáy lò hơi cùng nhiều chất ô nhiễm lắng xuống dưới làm tắc nghẽn hệ thống như CaSiO3, CaSO4, CaCO3,…
- Các thành phần chất khí hòa tan như CO2, oxy làm tăng nguy cơ oxy hóa kim loại, giảm độ bền của kim loại
2. Nguyên tắc xử lý nước cấp lò hơi
Vì chứa nhiều thành phần phức tạp khi chưa xử lý hết các thành phần ô nhiễm, nên việc xử lý nước cấp lò hơi phải dựa trên những nguyên tắc quan trọng như:
- Phải tiến hành kiểm soát hình thành cáu cặn trên bề mặt ống
- Phải kiểm soát tác động như chống ăn mòn
- Phải ngăn chặn việc oxy hòa tan oxy hóa kim loại bị hư, ăn mòn
- Phải xử lý nước cấp lò hơi
3. Phương pháp xử lý nước cấp lò hơi
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên thi công, lắp đặt, chuyển giao các hệ thống xử lý nước cấp lò hơi, giảm thiểu cáu cặn, hóa chất độc hại trong nguồn nước,… Với kinh nghiệm nhiều năm, chúng tôi nhận thấy việc đảm bảo chất lượng nước cấp lò hơi đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả vận hành hệ thống. Quá trình xử lý thường liên quan đến việc giảm độ cứng, điều chỉnh pH trong nguồn nước, chống ăn mòn hệ thống.
Độ cứng của lò hơi làm giảm khả năng trao đổi nhiệt tổn hao phí năng lượng, làm tăng chi phí vận hành, bảo trì. Đồng thời, việc nguồn nước cấp đầu vào có giá trị pH thấp, lượng oxy hòa tan làm tăng khả năng ăn mòn lò hơi. Với những lý do này thì giải pháp trao đổi ion được đánh giá cao vì có thể triển khai áp dụng đối để hệ thống hoạt động đạt chuẩn.
3.1. Hệ thống trao đổi ion
- Bằng các tương tác hóa học giữa pha lỏng và pha rắn xảy ra thông qua hạt nhựa trao đổi ion
- Hạt nhựa được phân chia thành cation và anion để chọn lọc và thay thế ion dựa trên điện năng, đưa dung dịch đi qua hạt nhựa để quá trình trao đổi diễn ra
- Hạt nhựa trao đổi ion thường có đặc tính xốp, nhỏ được làm từ các hợp chất cao phân tử, polyme hữu cơ
- Hạt nhựa trao đổi ion dương như R-Na, RH, R-NH4,… (cationit không hòa tan)
- Các cation như Ca2+, Mg2+,… trao đổi với cation dễ hòa tan của cationit như Na+, H+, NH4+. Khi đó các cation như Ca2+, Mg2+,… sẽ được cationit giữ lại còn các cation dễ hòa tan thì được giải phóng vào nước
3.2. Các loại hạt nhựa
Các hệ thống trao đổi ion sẽ loại bỏ những thành phần ô nhiễm cũng như có tác dụng làm mềm nước. Hiệu quả loại bỏ của hệ thống trao đổi ion sẽ phụ thuộc vào đặc tính của hạt nhựa trao đổi, và các thành phần được loại bỏ bao gồm:
- Hạt nhựa trao đổi cation sẽ loại bỏ Ca2+, Cr3+, Cr6+, Mg2+, Mn2+, Ra2+
- Hạt nhựa trao đổi anion loại bỏ Asen, cacbonat, Cl-, CN-, NO3-, sunfat, uranium
Các hệ thống xử lý nước cấp lò hơi sử dụng công nghệ trao đổi ion thường được ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp như nhà máy nhiệt điện, chế biến gỗ, công nghiệp chế biến thực phẩm,…
Quý khách hàng cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho lò hơi công nghiệp, có thể để lại yêu cầu tư vấn hoặc liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.
Bằng kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của mình, Hợp Nhất chắc chắn sẽ hỗ trợ bạn đưa ra nhiều giải pháp xử lý tối ưu cùng hệ thống đạt chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn xử lý nước cấp.