Xử lý khí thải bao gồm nhiều biện pháp và công nghệ được ứng dụng thường xuyên nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, khí thải sản xuất giấy được xem là một trong những nguồn khí đặc biệt quan trọng và vô cùng nguy hại đối với môi trường.
Giấy là sản phẩm đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong tất cả hoạt động học tập, sinh hoạt, làm việc của con người. Giấy thường được sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu từ các loại gỗ khác nhau nên việc xử lý khí thải sản xuất giấy cũng tương đối khác nhau dựa trên tính chất, đặc điểm và quy mô khác nhau.
Tác hại từ khí thải sản xuất giấy
Vì sao xử lý khí thải ở các nhà máy giấy thường khiến doanh nghiệp băn khoăn và lo lắng không ngừng? Câu trả lời được cho là do thành phần khí thải này quá độc hại và gây nguy hiểm không chỉ đối với môi trường và cả sức khỏe của cộng đồng.
- Trong quá trình sấy sẽ phát sinh khí SO2. Khí SO2 dễ dàng đi vào hệ hô hấp gây khó thở, ngấm vào máu, gây rối loạn lượng đường và protein trong cơ thể. Ngoài ra SO2 còn khiến cơ thể suy nhược, thiếu hụt vitamin, tắc nghẽn mạch máu.
- Trong quá trình đốt nhiên liệu sẽ hình thành lượng lớn khí CO. Đặc biệt, hàm lượng CO trong cơ thể quá nhiều gây suy thận, suy phổi, khiến cơ thế thiếu hụt oxy nên thường xuyên xảy ra tình trạng khó thở.
- Trong quá trình sản xuất sẽ hình thành lượng CO2 nhất định. Và tác hại của chúng cũng giống như khí CO khiến con người mắc phải các bệnh về đường hô hấp, thiếu oxy nên dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi hoặc đau đầu thường xuyên.
- Trong quá trình tách vỏ cây, nghiền gỗ tạo ra lượng bụi khá lớn. Khi hít phải bụi giấy sẽ khiến chúng ta mắc phải các bệnh như kích ứng mắt, mũi, phổi và thường xuyên ho, chảy mũi, khó thở và thậm chí viêm phế quản, giảm khả năng của phổi, bệnh tim.
Công nghệ xử lý khí thải sản xuất giấy
Dòng khí cần xử lý được quạt hút dẫn vào thiết bị cyclone. Tại Cyclone, dòng khí này di chuyển theo đường xoắn ốc và di chuyển dọc trên bề mặt vỏ hình trụ. Cấu tạo cơ bản của cyclone thường là hình trụ với miệng ống dẫn khí được lắp đặt phía trên. Sau đó, phễu tiếp xúc với dòng khí và khiến chúng chuyển động ngược lên trên theo đường xoắn ốc và qua ống khói đi ra bên ngoài môi trường.
Đối với việc xử lý khí thải giấy và bột giấy, thiết bị cyclone luôn là sự lựa chọn tốt nhất của doanh nghiệp khi có nhu cầu xử lý bụi. Bụi giấy thường có kích thước từ 15 – 20 micromet. Khi cyclone tiếp nhận, hệ thống phun nước hoạt động liên tục giúp giữ lại hàm lượng bụi nhất định để chúng rơi xuống đáy và vận chuyển ra ngoài theo chu kỳ sẵn có.
Sau khi được xử lý tại thiết bị cyclone sẽ diễn ra quy trình xử lý khí thải giấy bằng tháp hấp thụ. Lúc này, dung dịch hấp thụ Ca(OH)2 được châm vào theo đường ống và tiếp xúc với bộ phận phân phối. Nhờ bộ phận này mà dung dịch được cung cấp đều trong hệ thống tháp hấp thụ.
Giai đoạn xử lý chính diễn ra chủ yếu tại lớp vật liệu đệm. Đây là nơi tiếp xúc của dòng khí với chất hấp thụ. Dòng khí di chuyển từ dưới lên trên và dung dịch hấp thụ đi từ trên xuống dưới giúp quá trình hấp thụ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Lượng khí sau xử lý sẽ thoát ra ngoài thông qua đỉnh tháp.
Vì khí thải giấy chứa hàm lượng lớn khí SO2 nên chúng dễ dàng kết tủa với dung dịch Ca(OH)2 gây tắc nghẽn đường ống cũng như hạn chế quá trình. Cho nên cần vệ sinh tháp hấp thụ thường xuyên. Dòng khí thải sau xử lý được dẫn qua ống khói và thoát ra ngoài môi trường.
Công ty môi trường Hợp Nhất hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ đặc tính và công nghệ xử lý khí thải giấy phù hợp nhất. Liên hệ ngay Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí nhé!