Theo tổng cục Thủy sản, hoạt động chế biến thủy sản ở nước ta đã giải quyết việc làm cho 4350.000 lao động và giúp tạo ra vị thế vững chắc cho ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Song song đó cũng là vấn đề môi trường đáng lo ngại khi lượng nước thải từ các hoạt động này xả ra mỗi ngày. Xử lý nước thải (XLNT) chế biến thủy sản bằng cách nào hiệu quả, an toàn hẳn là câu hỏi rất được các doanh nghiệp quan tâm.
1. Nước thải chế biến thủy sản đến từ đâu?
– Hoạt động giết mổ: Rã đông, rửa, làm sạch, bóc vỏ, tách xương, làm vảy, loại bỏ nội tạng.
– Hoạt động sơ chế nguyên liệu: Tạo hình, tẩm ướp gia vị.
– Hoạt động chế biến như luộc, hấp, chiên, v.v…
– Hoạt động vệ sinh công nghiệp và sinh hoạt – vệ sinh như nấu nướng ở khu bếp, vệ sinh, tẩy rửa thiết bị, dụng cụ, vệ sinh sàn, v.v…
Thành phần trong nước thải thủy sản cũng vô cùng đa dạng như chứa chất hữu cơ, chất béo, protein, chất rắn không hòa tan, trứng vi sinh vật gây bệnh.
2. Tác hại của nước thải chế biến thủy sản đến môi trường
– Ảnh hưởng đến nguồn nước mặt: Làm suy giảm chất lượng nước, biến đổi nước, đe dọa đời sống của thủy sinh sống trong nước.
– Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm: Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, các chất rắn lơ lửng không hòa tan làm cho nước đục, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của vi sinh vật trong nước như rêu, tảo.
– Ảnh hưởng đến không khí: Mùi hôi phát sinh từ phế thải lưu trữ trong quá trình sản xuất và sự vận hành của các máy phát điện gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
3. Quy trình thực hiện XLNT chế biến thủy sản
1. Song chắn rác
Nước thải xả ra sẽ dẫn vào bể thu gom, sau đó được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác có kích thước lớn như vây cá, xương cá, mỡ thừa, thịt vụn. Việc này giúp tránh tình trạng bị tắc nghẽn, hư hỏng đường ống trong quá trình vận hành.
2. Bể điều hòa
Tại đây được trang bị các máy bơm để sục khí liên tục 24/24h, nước thải được điều hòa lưu lượng và nồng độ, tránh bị lắng cặn và mùi hôi.
3. Bể tuyến nổi
Nước thải sẽ được tách dầu mỡ và các chất nổi trên bề mặt. Phần dầu mỡ sẽ được dẫn qua bể chứa dầu mỡ.
4. Bể kỵ khí UASB
Trong bể kỵ khí, các vi sinh vật (VSV) kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ hòa tan. Đồng thời diễn ra quá trình sinh hóa như thủy phân, acid hóa và tạo thành khí metan. Chất hữu cơ được thủy phân sẽ chuyển hóa thành chất vô cơ hoặc khí Biogas.
5. Bể thiếu khí Anoxic
Xử lý chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh còn chứa trong nước thải bằng quá trình oxy hóa khử nito, photpho.
6. Bể lắng sinh học
Nước thải di chuyển qua bể lắng sinh học và lắng các chất rắn xuống đáy. Lượng bùn dư từ bể lắng được chuyển sang bể chứa bùn và xử lý.
7. Bể khử trùng
Phần nước phía trên bể lắng sinh học được dẫn qua bể khử trùng. Tại đây, vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu diệt nhờ vào tác dụng của chất oxy hóa mạnh từ chất khử trùng trong bể là nước Javen.
Nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải do Bộ Tài nguyên và môi trường quy định.
8. Bể chứa bùn
Lượng bùn dư từ bể lắng sinh học và quá trình tách dầu mỡ sẽ được chuyển sang bể chứa bùn. Trong bể được trang bị hệ thống sục khí nhằm ngăn chặn sự phát triển của sinh vật kỵ khí. Sau đó, bùn được chuyển sang bể nén bùn để giảm bớt trọng lượng, tiện cho quá trình thu gom.
4. Đơn vị tư vấn, lắp đặt hệ thống XLNT chế biến thủy sản
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản. Công ty môi trường Hợp Nhất với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao chuyên tư vấn thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống XLNT phù hợp với quy mô, công suất của nhà máy, cơ sở sản xuất. Trong suốt quá trình vận hành các dự án XLNT, Hợp Nhất luôn có đội ngũ giám sát, theo dõi, kịp thời hỗ trợ về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng nước thải xả ra đạt tiêu chuẩn quy định.
Mọi thông tin chi tiết, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938. 857.768