Lắp đặt hệ thống thẩm thấu ngược là giải pháp hoàn hảo nếu bạn tìm cách cải thiện, xử lý và loại bỏ hoàn toàn chất ô nhiễm trong nguồn nước. Màng RO vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nước thải cho kết quả vượt trội.
1. Thẩm thấu ngược khử khoáng
Màng RO vận hành dựa vào áp lực qua màng bán thấm, hiểu đơn giản là có thể thấm các phân tử nước nhưng không thấm các ion hòa tan. Máy bơm cao áp được dùng để tăng áp suất lên bề mặt và đưa nước chảy qua màng bán thấm với khả năng khử đến 95 – 99% muối hòa tan.
Thẩm thấu ngược được đánh giá cao vì nó có khả năng khử ion hòa tan, hạt keo, chất hữu cơ, vi khuẩn ra khỏi nước. Nhưng màng RO lại không thể loại bỏ các khí CO2 và O2. Chính vì thế, RO rất hiệu quả trong xử lý nước lợ, nước máy, nước biển và cả nước thải.
Lợi ích khi dùng màng RO là được thiết kế riêng, giải pháp chìa khóa trao tay với các thiết kế, tự động hóa, lắp đặt, bảo trì đơn giản hơn. Các màng RO được sử dụng phổ biến nhất thường được cấu tạo bởi một màng phức hợp màng mỏng bao gồm ba lớp: một lớp màng hỗ trợ polyester, một lớp xen kẽ polysulfone vi xốp và một lớp rào cản polyamide siêu nhỏ tại bề mặt trên cùng.
1.1. Các giai đoạn trong quá trình thẩm thấu ngược
- Bộ lọc cặn: Loại bỏ cáu cặn, phù sa, chất bẩn để bảo vệ màng RO vì nó rất dễ bị bám bẩn.
- Bộ lọc than hoạt tính: Được thiết kế để loại bỏ clo, chất bẩn ảnh hưởng đến hiệu suất, tuổi thọ màng cũng như giúp cải thiện mùi, vị của nước.
- Màng RO: Màng bán thấm cho phép phân tử nước đi qua và giữ lại tạp chất trên bề mặt.
- Bộ lọc cacbon: Đảm bảo cân bằng và điều chỉnh mùi, vị cho chất lượng nguồn nước sau xử lý vượt trội.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất màng RO
- Áp lực nước đầu vào;
- Nhiệt độ nước;
- Loại và nồng độ TDS;
- Chất lượng bộ lọc và màng RO.
2. Tiền xử lý trước hệ thống lọc RO
Màng RO rất dễ bị bám bẩn bởi các chất như:
- Bụi bẩn do vi khuẩn, vi rút, vi sinh vật, đất sét, chất rắn lơ lửng;
- Tắc nghẽn do hợp chất hữu cơ, vô cơ, hạt keo;
- Khoáng chất canxi, magie, cacbonat;
- Oxy hóa bám bẩn.
Quá trình tiền xử lý thường dùng là siêu lọc tách chất rắn lơ lửng, chất keo, vi khuẩn, vi rút. Các dạng màng siêu lọc thường dùng như:
- Màng xoắn ốc: Tối đa hóa diện tích bề mặt, ít tốn kém nhưng lại nhạy cảm với chất ô nhiễm.
- Modun dạng tấm và khung: Thích hợp với nguồn nước có mức độ ô nhiễm cao được thiết kế liên tiếp nhiều màng và tấm đỡ.
- Màng hình ống: Modun này không yêu cầu xử lý sơ bộ, đường kính ống từ 4 – 25mm.
- Màng sợi rỗng: Chứa ống hoặc sợi nhỏ (đường kính 0,6 – 2mm) mang lại hiệu quả xử lý cao.
2.1.Hai cấu hình modun siêu lọc
- Hệ thống điều áp: Máy bơm cấp làm tăng áp suất nước cấp.
- Hệ thống chìm: Màng treo lơ lửng trong bồn chứa nước.
3. Vì sao nên lựa chọn hệ thống thẩm thấu ngược?
Có nhiều lý do để lựa chọn hệ thống RO:
- Tiết kiệm chi phí: Cung cấp nguồn nước chất lượng với khả năng tự động hóa, vận hành đơn giản.
- Loại bỏ nhiều tạp chất: Khử được nhiều thành phần như nitrat, sunfat, vi khuẩn, asen,…
- Bảo trì đơn giản: Vì yếu cầu ít thiết bị nên hệ thống RO dễ dàng sửa chữa, thay thế và vệ sinh màng lọc.
- Cải thiện chất lượng nước: Đảm bảo xử lý tốt mùi, vị bằng cách gây ra những hợp chất gây ra những vấn đề này.
Thẩm thấu ngược (RO) là một quá trình xử lý nước loại bỏ các chất gây ô nhiễm khỏi nước bằng cách sử dụng áp lực để ép các phân tử nước qua màng bán thấm. Trong quá trình này, các chất bẩn được lọc ra và loại bỏ, để lại nguồn nước sạch.
Nếu bạn cần tư vấn hướng dẫn thiết kế, ứng dụng lọc công nghệ RO thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768.