Để xử lý các nguồn nước trong sản xuất công nghiệp cần ứng dụng công nghệ xử lý nước thải nào? Làm sao để xác định được đúng giải pháp tối ưu nhất về hiệu quả và chi phí đầu tư? Xử lý nước thải sản xuất công nghiệp với tiêu chí sạch, tinh khiết đòi hỏi cần áp dụng giải pháp xử lý hiện đại, tiên tiến. Để đáp ứng nhu cầu này, người vận hành cần áp dụng nhiều quy trình xử lý như hóa lý – sinh học một cách độc lập hoặc kết hợp với nhau. Và bài viết dưới đây là một số công nghệ xử lý điển hình nhất.
1. Các tính năng nổi bật các công nghệ xử lý nước thải
1.1. Bộ lọc sục khí sinh học
- Bộ lọc hoạt động trong điều kiện hiếu khí tạo môi trường thuận lợi quá trình oxy hóa sinh học, khử chất hữu cơ.
- Loại bỏ dầu, amoniac, TSS, nito, COD, BOD, kim loại nặng, chất hữu cơ hòa tan.
- Yêu cầu quá trình tiền xử lý như lắng cặn.
- Hệ thống dễ thích ứng với nhiều nguồn thải, không cần sự hỗ trợ nhiều thiết bị, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn.
1.2. Công nghệ tuyển nổi không khí
- Loại bỏ dầu mỡ, chất hữu cơ dễ bay hơi, hạt lơ lửng ra khỏi nước sản xuất mà không yêu cầu dùng hóa chất, ngoại trừ việc dùng hóa chất đông tụ.
- Cần năng lượng để hòa tan khí trong nước.
- Yêu cầu chất đông tụ loại bỏ chất gây ô nhiễm mà không cần xử lý sau quá trình.
1.3. Hấp phụ
- Công nghệ dùng để xử lý nước có nồng độ hữu cơ lớn, giảm kim loại nặng, TOC, TDS, dầu mỡ, hóa chất độc hại như thuốc nhuộm,…
- Tiêu thụ năng lượng tối thiểu.
- Sử dụng hóa chất cần thiết để tái tạo môi trường.
- Loại bỏ > 80% kim loại nặng trong nước thải, nguồn nước đạt chuẩn.
1.4. Công nghệ trao đổi ion
- Ứng dụng cho nhiều nước sản xuất, phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nước.
- Sử dụng năng lượng bao gồm máy bơm.
- Cần dùng hóa chất, đặc biệt dung dịch tái sinh như H2SO4, NaOH, HCl, NaCl, Na2CO3 hoặc H2O2, NaOCl.
- Yêu cầu xử lý sơ bộ loại bỏ chất rắn lơ lửng, kim loại bị oxy hóa và ổn định pH.
- Quy trình yêu cầu giám sát, quản lý tối thiểu, vận hành liên tục.
- Trao đổi ion thường có chi phí vận hành, hóa chất lớn và cũng nhạy cảm với chất bẩn.
1.5. Oxy hóa hóa học
- Công nghệ đáng tin cậy dùng loại bỏ COD, BOD, chất hữu cơ, vô cơ.
- Yêu cầu năng lượng để duy trì quá trình oxy hóa.
- Các hóa chất như clo, pecmanganat, oxy hay ozon được làm chất oxy hóa.
1.6. Công nghệ thẩm phân điện
- Ứng dụng xử lý nước thải mạnh mẽ dựa vào việc dùng nguồn điện.
- Yêu cầu dùng chất ức chế cáu cặn để ngăn chặn việc đóng cặn, axit, chất khử trùng để làm sạch và kiểm soát quá trình.
- Lọc các chất gây tắc nghẽn tiền xử lý, chi phí xử lý phụ thuộc vào TDS.
- Tuổi thọ màng dao động khoảng 4 – 5 năm.
- Hệ thống không yêu cầu cơ sở hạ tầng, thích ứng với những điều kiện khắc nghiện của nước thải.
2. Công nghệ xử lý nước thải lọc màng tiên tiến
Màng thường có tính vi xốp có tác dụng tách chất bẩn ra khỏi nước một cách chọn lọc thông qua kỹ thuật vi lọc (MF), siêu lọc (UF), thẩm thấu ngược (RO), lọc nano (NF).
2.1. Màng MF/UF
- Đây là màng gốm thường dùng xử lý nước sản xuất loại bỏ TDS, nồng độ muối cao.
- Sử dụng hóa chất như clorua sắt, clorua polyaluminium, nhôm sunfat trở thành chất đông tụ phổ biến. Axit, bazo và chất hoạt động bề mặt cho quá trình làm sạch.
- Yêu cầu tiền xử lý thông qua giải pháp lọc, đông tụ.
- Tạo ra nước không chứa chất rắn lơ lửng, thu hồi nước tinh khiết cao và màng gốm có tuổi thọ hơn.
- Tuổi thọ màng > 10 năm.
- Dễ bị tắc nghẽn, phải làm sạch định kỳ và tạo ra chất thải phải xử lý bổ sung.
2.2. Màng polyme MF/UF
- Áp dụng đối với nước chứa nồng độ TDS, muối lớn.
- Sử dụng hóa chất như clorua sắt, clorua polyaluminium, nhôm sunfat trở thành chất đông tụ phổ biến. Axit, bazo và chất hoạt động bề mặt cho quá trình làm sạch.
- Chi phí xử lý phụ thuộc vào chất lượng nước, kích thước hệ thống màng polyme.
- Tạo ra nước sau xử lý sạch, tinh khiết và không chứa chất lơ lửng.
- Tuổi thọ màng từ 7 năm trở lên.
- Màng yêu cầu làm sạch định kỳ, chất thải tạo ra yêu cầu phải xử lý tái chế.
2.3. Công nghệ màng NF
- Công nghệ dùng làm mềm nước, loại bỏ kim loại, hiệu quả khử TDS nên thường kết hợp với các phương pháp xử lý khác.
- Yêu cầu dùng năng lượng điện, ít tiêu thụ năng lượng so với hệ thống lọc RO.
- Cần sử dụng hóa chất ăn mòn, chất ức chế cáu cặn ngăn chặn việc bám bẩn như NaOH, H2O2, Na2SO4, HCl làm sạch hệ thống.
- Cần xử lý sơ bộ ngăn chặn việc bám cặn, tắc nghẽn màng.
- Hệ thống có khả năng chịu được pH cao, vận hành tự động, chi phí năng lượng tối thiểu, tạo ra nguồn nước sạch.
- Tuổi thọ màng 3 – 7 năm.
- Màng NF yêu cầu phải rửa ngược, nhạy cảm với thành phần nước thải.
2.4. Công nghệ màng RO
- Là kỹ thuật xử lý màng phổ biến nhất thường dùng xử lý nước cấp sản xuất, khử muối.
- RO dùng năng lượng điện để vận hành hệ thống, tiêu thụ chủ yếu qua máy bơm của hệ thống.
- Cần sử dụng hóa chất ăn mòn, chất ức chế cáu cặn ngăn chặn việc bám bẩn như NaOH, H2O2, Na2SO4, HCl làm sạch hệ thống.
- Phải xử lý sơ bộ ngăn chặn việc đóng cặn của màng, ổn định pH.
- Thu hồi nước tinh khiết, hệ thống vận hành tự động nên giảm chi phí thuê nhân công.
- Màng RO khá nhạy cảm với thành phần hữu cơ, vô cơ cũng như không thể chịu được nhiệt độ nước > 45 độ C.
Nếu như Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thêm nhiều giải pháp xử lý nước hiệu quả về chi phí thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.