Ngành sản xuất sơn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường xung quanh vì chứa nhiều chất thải với thành phần hóa chất độc hại. Các cơ sở cần đảm bảo triển khai thực hiện các vấn đề BVMT đảm bảo các điều kiện về lợi ích kinh tế và môi trường. Do đó, dựa vào đặc trưng của nguồn thải mà cơ sở thực hiện các phương pháp xử lý nước thải, khí thải phù hợp. Vậy giải pháp nào để xử lý môi trường ngành sơn?
Các giải pháp xử lý môi trường ngành sơn
Đối với nước thải ngành sơn
Ngành sản xuất sơn tác động lớn đến môi trường vì chứa nhiều thành phần độc hại
Đặc điểm nước thải sản xuất sơn
- Nước thải phát sinh trong quá trình làm sạch thiết bị, sản xuất nhựa, vecni, sơn màu,…
- Đặc trưng: nồng độ COD lớn, chứa nhiều chất hữu cơ như dung môi, chất bảo quản, styren, axeton, benzen, phenol, kim loại nặng (crom, đồng, chì, kèm),…
- Hóa chất Tributyltin được cho độc hại và gây nguy hiểm đối với nhiều loại sinh vật dưới nước
- Nhiều hóa chất sử dụng trong sản xuất sơn là nguyên nhân gây ra nồng độ cao hợp chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, hợp chất chứa màu cùng nhiều thành phần độc hại khác.
Phương pháp xử lý
- Nước thải ngành sơn được xử lý bằng cách sử dụng phương pháp hóa lý và sinh học. Cụ thể các giai đoạn đông tụ, điều chỉnh pH, tạo kết tủa, lắng dựa trên trọng lực.
- Sử dụng giải pháp siêu lọc và hấp phụ than hoạt tính với hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm đến 90%.
- Sử dụng hệ thống oxy hóa với phản ứng Fenton phân hủy chất ô nhiễm cho hiệu quả loại bỏ cao, xử lý đến 80% COD.
- Cơ sở muốn giảm chi phí vận hành và xả thải đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải khắt khe thường dùng hệ thống đông tụ – tạo bông bằng hóa chất để giảm chất rắn, giảm COD cùng nhiều thành phần hữu cơ.
- Nước thải được lắng trước khi đi qua xử lý bậc ba để giảm các hạt lơ lửng bằng hệ thống lọc màng.
- Sau khi được xử lý, nước thải được tái sử dụng với tính bền vững hơn vừa giảm thiểu ô nhiễm vừa giải quyết các vấn đề trong khan hiếm nước sạch.
- Tối ưu hóa phương pháp cùng với giải pháp tiên tiến là vấn đề quan trọng mà các cơ sở sản xuất sơn áp dụng trong xử lý và tái sử dụng nước thải hiệu quả.
- Một trong những hệ thống áp dụng hiệu quả trong XLNT ngành sơn đó chính là điện tuyển nổi.
Đối với khí thải ngành sơn
Đặc điểm của khí thải sản xuất sơn
- Phát sinh hạt lơ lửng, bụi chứa kim loại nặng, chất độc hại
- Khí thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
- VOC chứa phenolic, benzen,…
Phương pháp xử lý
Ứng dụng thiết bị lọc bụi tĩnh điện, lọc túi vải, hệ thống cyclon, tháp xử lý kiểu ướt. Tùy thuộc vào hệ thống xử lý mà bụi được thu gom và đi qua các thiết bị lọc thô bằng dung môi (nước, NaOH).
Ứng dụng giải pháp hấp thụ khí thải sơn
+ Các quá trình hấp thụ diễn ra bằng giai đoạn rửa rỗng, hấp thụ trên vật liệu đệm,…
+ Dung dịch hấp thụ được sử dụng cho phép phun đều dưới dạng sương mù trong toàn bộ hệ thống để hấp thụ hoàn toàn các thành phần khí ô nhiễm như SOx, NOX, CO, CO2, HCl,…
+ Hệ thống được thiết kế bao gồm chụp hút, đường ống dẫn khí, tháp hấp thụ và ống khói thoát khí sạch.
+ Hiệu quả xử lý đạt đến 99%, loại bỏ các thành phần chất khí độc hại, mùi như phenol, H2S,…
Hấp phụ bằng than hoạt tính
+ Than hoạt tính làm chất hấp phụ hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu khác để tăng khả năng hấp phụ.
+ Thiết bị chứa than hoạt tính giúp xử lý lưu lượng khí thải lớn, xử lý nhiều loại khí thải chứa mùi.
+ Than hoạt tính là phương pháp xử lý có chi phí thấp, độ bền cao, diện tích hấp phụ lớn, dễ dàng thay thế.
Ứng dụng thiết bị lọc tĩnh điện và ozone
+ Điện trường giữ lại hạt bụi, còn ozone giúp xử lý mùi, khử trùng môi trường.
+ Lọc tĩnh điện bao gồm lọc khô/ướt dựa vào tính chất, thành phần đặc trưng của từng nguồn thải cần xử lý.
- Tiêu chuẩn khí thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT.
Nếu như bạn có nhu cầu xử lý nước thải sản xuất sơn (nước thải, khí thải) với công nghệ hiện đại, tiên tiến thì nên cân nhắc các giải pháp có hiệu suất cao. Và để tìm hiểu chi tiết những hệ thống xử lý đáp ứng tiêu chí này thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768, congtyxulynuocthai.vn sẽ tư vấn và đề xuất nhiều giải pháp xử lý cam kết chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất.