Nước thải chế biến thực phẩm cần xử lý thế nào?

Không chỉ sử dụng nguồn nước lớn mà ngành chế biến thực phẩm cũng cho ra khối lượng nước thải lớn. Tùy thuộc vào quy trình sản xuất mà các đặc tính của nước thải cũng khác nhau. Số lượng và chất lượng của nước thải tạo ra nhiều hậu quả về kinh tế và môi trường. Giải pháp xử lý nước thải thực phẩm nào giúp nước đạt quy chuẩn xả thải?

Tình trạng xử lý dầu mỡ của nước thải thực phẩm

Các ngành chế biến thực phẩm thường liên quan đến việc làm phát sinh lượng dầu mỡ lớn ra nguồn tiếp nhận. Hàng loạt thiết bị xử lý được ứng dụng để tách dầu mỡ cùng chất rắn lơ lửng. Điều đáng nói, hiệu quả xử lý từ các quy trình này chưa đảm bảo? Vì:

  • Tốc độ dòng chảy đầu vào quá lớn đã làm giảm thời gian lưu cùng với khả năng tách chất gây ô nhiễm
  • Do sục khí kém đã hình thành môi trường kỵ khí phân hủy chất ô nhiễm, phát tán mùi hôi

Nhiều hoạt động sản xuất đã tạo ra nguồn thải với nồng độ dầu mỡ, chất rắn lơ lửng lớn. Nếu không có cách xử lý sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều quy trình xử lý sinh học. Nước thải này chứa nhiều TSS, BOD, COD, chất béo, dầu mỡ cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Để tách những thành phần này, người ta thường sử dụng quá trình lọc tách đơn giản.

Kết hợp DAF với bể sinh học xử lý nước thải thực phẩm

Thông thường, các phương pháp xử lý nước thải sinh học thường ứng dụng trong ngành chế biến thực phẩm nhằm đáp ứng quy định xả thải. Thế nhưng, không chỉ vấn đề quy mô hệ thống, hiệu quả xử lý và hạn chế về không gian mà còn phải phù hợp với tiêu chuẩn khắt khe, bền vững hơn trong xả thải.

Và giải pháp được đề xuất tốt nhất là phương pháp tuyển nổi không khí hòa tan DAF hiệu quả. Tùy thuộc vào ứng dụng, phương pháp xử lý sinh học thường kết hợp với thiết bị DAF trong bể phản ứng sinh học. Với tải trọng, lưu lượng và nhiệt độ cao nên việc kết hợp giữa DAF cùng với hệ thống sinh học cho hiệu quả xử lý nước thải lớn.

Thiết bị DAF tiến hành quá trình khuấy trộn để hòa tan không khí, tạo ra nhiều bọt khí siêu nhỏ. Chúng kết hợp cùng với chất rắn di chuyển lên trên bề mặt và bị loại bỏ thông qua thiết bị gạn chuyên biệt. Hệ thống này là cách tối ưu nhất để loại bỏ hết chất rắn, nhu cầu oxy sinh hóa, chất béo, dầu mỡ,…

Hiệu quả xử lý

Tiền xử lý bằng DAF trong nước thải chế biến thực phẩm cho phép giảm dầu mỡ đến 99% và 97% TSS. Đồng thời, các yêu cầu về chất kết bông cùng với điều chỉnh pH nên việc loại bỏ dầu mỡ cao hơn thông qua thiết bị tự động.

Quá trình xử lý phải đảm bảo về sự hiểu biết rõ ràng về đặc tính nước thải để phát triển các hệ thống quản lý nước tiết kiệm và khả thi về mặt kỹ thuật, tuân thủ quy định môi trường hiện hành. Do chứa nhiều chất hữu cơ nên nước thải thực phẩm thích hợp sản xuất khí sinh học thông qua quá trình phân hủy kỵ khí. Việc này dễ dàng bù đắp chi phí năng lượng sản xuất cũng như tăng thêm giá trị về chất dinh dưỡng.

Trong quá trình phân hủy kỵ khí, bể được kiểm soát về nhiệt độ môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho VSV phân hủy chất thải hữu cơ mà không cần cung cấp oxy. Sản phẩm từ các phản ứng gồm CO2, khí metan,… Hệ thống kỵ khí hiện tại còn làm giảm mức độ tạo bùn, tạo ra nguồn năng lượng dồi dào đáp ứng các tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận.

Nếu Quý KH cần tư vấn hướng dẫn thêm nhiều công nghệ XLNT tối ưu nhất và khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiều nguồn thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.