Bụi, khí thải là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc xử lý bụi, khí thải là rất cần thiết nằm đảm bảo môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay các văn bản pháp luật cũng có các quy định mới trong xử lý bụi, khí thải, hay cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao cần xử lý bụi, khí thải?
Ô nhiễm không khí được xem là “kẻ giết người thầm lặng” khi mỗi năm trên thế giới có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ở dạng cơ bản nhất, bụi có kích thước nhỏ, mịn tồn tại lơ lửng trong khí quyển. Hầu hết bụi phát sinh trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dưới đây là một số nguồn phát sinh bụi phổ biến nhất:
- Bụi bê tông: Phát sinh từ các công trình chứa nhiều silica nên sẽ phân tán đều trong không khí và gây độc hại. Bụi này thường gây ra các bệnh về bụi silic, dễ gây ung thư phổi.
- Bụi gỗ: Mùn cưa trong quá trình chế biến gỗ, chà nhám, mài, khoan, cắt làm phát sinh bụi gỗ mịn hình thành lớp bụi mịn trong không khí. Chúng gây ra các phản ứng dị ứng, ung thư, gây ra nhiều rủi ro sức khỏe con người
- Bụi cao su: Tích tụ trong quá trình sử dụng, bị mòn.
- Bụi nhựa/sợi thủy tinh: Gây ra các vấn đề hô hấp.
- Bụi kim loại: Chứa nhiều ion kim loại, tiếp xúc lâu ngày sẽ gây kích ứng phổi, cổ họng. Nhiều loại bụi kim loại có thể gây độc hại như coban, chì, niken.
- CO (cacbon monoxide): Hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn không chỉ liên quan chặt chẽ đến khí hậu, sự nóng lên toàn cầu mà còn gây ra các bệnh như chóng mặt, suy nhược, nhức đầu,…
- NO2 (nito oxit): Phát sinh từ động cơ, chúng có hại đối với cây trồng và thảm thực vật gây ra các bệnh đường hô hấp, khó thở, co thắt phế quản, bệnh phổi mãn tính,…
- SO2 (lưu huỳnh dioxide): Liên quan đến việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch gây axit hóa đất, phát sinh nhiều từ các lĩnh vực công nghiệp làm nghiêm trọng tình trạng bệnh hô hấp, viêm phế quản, bệnh phổi,…
- VOCs (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi): Chứa các hợp chất như toluen, benzen, xylen là tác nhân gây ô nhiễm không khí, tác động xấu đến sức khỏe con người.
- Dioxin: Có nguồn gốc từ quá trình công nghiệp, nồng độ cao dễ gây phơi nhiễm gây ra các vấn đề như suy giảm hệ miễn dịch, thần kinh, vô sinh, ung thư,…
2. Các quy định mới trong xử lý bụi, khí thải
Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 08/2022/NĐ- CP đã có quy định chi tiết nội dung về quản lý bụi, khí thải và các chất ô nhiễm khác. Cụ thể:
Khoản 1, Điều 88 Luật BVMT 2020 quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải như sau:
Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Bụi có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Khoản 1,2, Điều 89 Luật BVMT 2020 quy định về Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu như sau:
Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ.
Tổ chức, cá nhân trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm tác động xấu đến công đồng dân cư.
Trong Nghị định 08/2022/NĐ – CP, Mục 2 Bảo vệ môi trường không khí cũng có đề cập đến các quy định về xử lý bụi, khí thải.
3. Phương án xử lý bụi, khí thải hiệu quả
Nhắc đến bụi, khí thải từ nhiều lĩnh vực công nghiệp thì việc ứng dụng giải pháp xử lý rất quan trọng. Những công nghệ xử lý phải đảm bảo khả năng làm sạch cùng với hiệu suất khử, tách hiệu quả đối với nhiều thành phần khác nhau từ nguồn thải.
Các hệ thống yêu cầu xử lý đơn giản, tối ưu thì yêu cầu chi phí, khả năng vận hành tương đối thấp. Với những công nghệ tiên tiến, yêu cầu thiết bị máy móc đi kèm lại cần chi phí xử lý tối ưu nhất.
Những ngành nào cần xử lý khí thải?
- Khí thải lò hơi;
- Khí thải xi măng;
- Khí thải sản xuất sơn, giấy, nhựa;
- Khí thải phòng thí nghiệm;
- Khí thải lò đốt rác;
- Xử lý bụi gỗ, sơn, kim loại.
Áp dụng các công nghệ xử lý:
- Lọc bụi tĩnh điện ESP, lọc túi vải, thiết bị cyclon,…
- Tháp hấp thụ, hấp phụ,…
- Công nghệ sinh học
4. Quản lý, kiểm soát bụi, khí thải công nghiệp
Đối với nguồn thải có quy mô xả thải nhỏ thì tiến hành quan trắc môi trường định kỳ. Tần suất quan trắc thực hiện theo 2 trường hợp dưới đây:
- Dự án lập ĐTM quan trắc 6 tháng/lần (với thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ); 1 năm/lần (dioxin/furan) và 3 tháng/lần với các thông số còn lại
- Dự án không lập ĐTM thì quan trắc 1 năm/lần (kim loại nặng, hợp chất hữu cơ, dioxin/furan) và 6 tháng/lần cho các thông số còn lại
Đối với quan trắc khí thải tự động, liên tục thì áp dụng với dự án có quy mô xả thải lớn, các thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường. Như vậy việc quan trắc định kỳ, hay lắp đặt trạm quan trắc được thực hiện sau khi cơ sở đã thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải đạt chuẩn.
Trên đây là một số yêu cầu quan trọng mà cơ sở, doanh nghiệp cần nắm rõ những vấn đề trên để thực hiện chiến lược xử lý khí thải công nghiệp hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải. Hãy liên hệ ngay congtyxulynuocthai.vn qua Hotline 0938.857.768 nếu bạn cần tư vấn hướng dẫn thêm nhiều giải pháp xử lý môi trường tốt nhất.
5. Tài liệu tham khảo
Luật Bảo vệ môi trường 2020;
Nghị định số 08/2022;
Tổng hợp.
Bộ phận Marketing và Truyền thông