Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được đánh giá theo những tiêu chí nào? Có những giải pháp nào phổ biến nhất để vừa tối ưu được hiệu quả vừa tối ưu được chi phí?
Nếu như nước thải công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật xử lý phức tạp thì việc xử lý nước thải sinh hoạt mặc dù đơn giản nhưng vẫn phải áp dụng nhiều giải pháp công nghệ xử lý vượt trội. Có nhiều phương pháp XLNT sinh hoạt mang lại kết quả vượt trội nhưng bạn phải biết cách lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
1. Phân loại quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt thường được xử lý qua hai quy trình xử lý chính gồm xử lý sơ cấp và xử lý thứ cấp.
- Đối với xử lý sơ cấp: loại bỏ vật liệu ra khỏi nước thải nhờ trọng lực, phương pháp này gồm quá trình vật lý như lọc, lắng cặn
- Đối với xử lý thứ cấp: loại bỏ chất hữu cơ bằng hệ thống sinh học, ở đó VSV tiêu thụ chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành CO2, H2O và năng lượng. Giai đoạn này loại bỏ đến 85% chất hữu cơ bằng hệ thống bùn hoạt tính hoặc các bể xử lý sinh học hiếu khí – kỵ khí đặc trưng. Trong điều kiện sục khí, vi khuẩn kỵ khí tham gia hấp thụ chất hữu cơ
2. Công nghệ để xử lý nước thải sinh hoạt
2.1. Công nghệ xử lý bùn hoạt tính
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gia đình bằng quy trình bùn hoạt tính đảm bảo nước thải được trộn đều và sục khí liên tục, trong điều kiện lý tưởng, VSV tiến hành oxy hóa chất hữu cơ, đa phần là vi khuẩn hiếu khí.
Bông cặn hình thành trong bể sục khí và được loại bỏ trong bể lắng thứ cấp. Phần bùn này sẽ được tuần hoàn trở lại bể phản ứng. Các phản ứng sinh học xảy ra có hiệu quả khử nhiều chất hòa tan, hạt keo. Đồng thời bể phản ứng cũng xảy ra quá trình nitrat hóa, khử nitrat sinh học.
Thiết kế hệ thống dựa trên các thông số chính xác về thành phần, khối lượng nước thải. Để hệ thống ổn định cần bảo trì thường xuyên thiết bị cơ khí, đồng thời phải giám sát liên tục nước thải đầu vào, kiểm soát quá trình phát triển sinh khối vì ảnh hưởng đến quá trình phân hủy, hấp thụ chất ô nhiễm.
2.2. Công nghệ hiếu khí
Xử lý hiếu khí sử dụng oxy phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng. Oxy liên tục trộn vào nước thải bằng thiết bị sục khí cơ học. Vi sinh vật hiếu khí thực hiện khả năng chuyển hóa chất hữu cơ. Điều này đảm bảo nước thải được phân hủy hoàn toàn và đáp ứng tiêu chuẩn nước thải sau xử lý đạt chuẩn.
Hiện có nhiều quy trình xử lý hiếu khí được ứng dụng rộng rãi, chẳng hạn:
- Bể phản ứng sinh học dạng màng MBR: phát triển màng sinh học dựa trên giá thể chuyển động lơ lửng, tuần hoàn trong bể sục khí
- Bể phản ứng sinh học chuyển động MBBR: là sự kết hợp giữa công nghệ màng và quá trình bùn hoạt tính
Hệ thống hiếu khí là quá trình ổn định, đơn giản và hiệu quả tạo ra nguồn nước thải chất lượng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào bản chất nước thải, nhu cầu oxy hóa học, nhu cầu oxy sinh học, nhu cầu năng lượng, thời gian xử lý, chi phí đầu tư, vận hành bảo trì, yêu cầu không gian, chất lượng nước thải mong muốn và nồng độ vi sinh vật.
2.3. Công nghệ xử lý kỵ khí UASB
Bể xử lý bùn kỵ khí dòng chảy ngược UASB được chứng minh hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ. Mặc dù bể UASB không đủ đáp ứng tiêu chuẩn xả thải nên sẽ yêu cầu xử lý sau. UASB có tốc độ xử lý cao nên được sử dụng rộng rãi do thiết kế, xây dựng đơn giản, chi phí vận hành thấp.
Hệ thống UASB hình thành 4 vùng, gồm:
- Vùng thứ nhất: sinh khối hình thành đáy bể, nơi phản ứng sinh hóa
- Vùng thứ hai: chứa bông lơ lửng mịn với vận tốc lắng thấp, huyền phù này hình thành do sự sản sinh khí sinh học
- Vùng thứ ba: vùn lắng nơi hạt tách ra khỏi lớp đệm với vận tốc lắng đủ cao
- Vùng thứ tư: khu vực phân tách, khí sinh học được thu gom và thay thế cho điện năng
- COD bị loại bỏi vùng đệm và vùng phản ứng. Bể UASB có nồng độ sinh khối cao, thích ứng với môi trường có tốc độ tải hữu cơ cao.
Vì xử lý kỵ khí – hiếu khí có nhiều ưu nhược điểm khác nhau nên thường kết hợp để tăng hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt. Vì vậy, nếu bạn chưa biết tìm đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp, uy tín và mang lại kết quả tốt nhất thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768.