Thành phần trong nước thải dệt nhuộm và cách xử lý

Ô nhiễm nước thải lĩnh vực dệt nhuộm là mối đe dọa đối với tài nguyên nước và nền kinh tế phát triển. Thành phần nước thải dệt nhuộm thường khó xử lý hơn so với các lĩnh vực khác vì chúng bền cũng như khó phân hủy. Trong đó, thuốc nhuộm và kim loại nặng là hai trong số chất thải phát sinh từ các cơ sở dệt nhuộm tạo ra nhiều vấn đề trong xử lý làm sạch nguồn thải đạt chuẩn.

thành phần trong nước thải dệt nhuộm và cách xử lý

1. Thuốc nhuộm trong nước thải dệt nhuộm

Lĩnh vực dệt nhuộm thường phát sinh nước thải chứa thành phần thuốc nhuộm. Chúng rất khó xử lý nên nguy hiểm đối với môi trường vì mang theo nhiều chất ô nhiễm độc hại. Nước thải này có sự khác biệt đối với nhiều thông số như COD, pH, tổng chất rắn, BOD, độ màu và mùi. Khi nước thải có tỷ lệ BOD/COD 0,25 thì nguồn thải thường chứa nhiều chất hữu cơ không phân hủy sinh học

Thành phần nước thải công nghiệp dựa trên nhiều nguyên liệu, hóa chất, hợp chất hữu cơ, thuốc nhuộm khác nhau trong các quy trình xử lý khô, ướt. Quy trình sản xuất tại nhiều cơ sở dệt nhuộm thường không an toàn chủ yếu chứa thuốc nhuộm azo. Đây là thành phần đặc trưng trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường vì khả năng phân hủy sinh học thấp, màu, COD, BOD rất cao.

Thuốc nhuộm được phân loại thành thuốc nhuộm tổng hợp, thuốc nhuộm tự nhiên. Thuốc nhuộm tổng hợp chứa nhiều màu khác nhau, độ bền cao nên chúng được sử dụng rộng rãi hơn thuốc nhuộm tự nhiên.

Trong số đó, thuốc nhuộm azo thường đặc trưng bởi độ phân cực lớn vì chứa nhiều nhóm axit như cacboxyl, hydroxyl hoặc sunfonyl, thuốc nhuộm azo sẽ được phân loại theo tính chất lưỡng tính. Vì thế mà thuốc nhuộm thường có khả năng hòa tan cao trong nước và khó bị loại bỏ hơn so với quy trình thông thường.

2. Kim loại nặng trong nước thải dệt nhuộm

Ngoài thuốc nhuộm, nước thải ngành này còn chứa nhiều kim loại nặng như chì (Pb), asen (As), crom (Cr), niken (Ni), đồng (Cu), cadium (Cd), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn),.. với mức độ độc hại cao đối với sức khỏe con người. Nồng độ kim loại cao thường không thể phân hủy sinh học vì tính phức tạp hóa học của nó.

kim loại nặng trong nước thải dệt nhuộm
(Ảnh minh họa)

2.1. Nguồn phát sinh kim loại

Kim loại nặng xuất hiện từ 4 loại thuốc nhuộm chính như thuốc nhuộm axit phức kim loại, thuốc nhuộm axit chrome, thuốc nhuộm chứa kim loại phản ứng và thuốc nhuộm chứa kim loại trực tiếp. Bên cạnh đó, kim loại cũng phát sinh từ quá trình xử lý hóa lý sợi để chống lại ánh sáng và độ ẩm ướt.

Việc loại bỏ kim loại thường ứng dụng các quy trình như kết tủa, hấp phụ, keo tụ – tạo bông, trao đổi ion, xử lý điện hóa, thẩm thấu ngược. Chúng mang lại nhiều lợi thế trong tách kim loại nặng. Một số kim loại nặng thường xuất hiện trong nước thải dệt nhuộm:

  • Crom (Cr): tồn tại dưới trạng thái từ hóa trị 3 đến 6, không phân hủy sinh học, gây ung thư vì tính oxy hóa của nó
  • Chì (Pb): gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong ô nhiễm môi trường, các kỹ thuật xử lý như trao đổi ion, lọc, khử, hấp thụ, kết tủa hóa học, thẩm thấu ngược, hấp phụ
  • Cadium (Cd): là kim loại độc hại dễ ảnh hưởng đến nước ngầm
  • Kẽm (Zn): là kim loại tìm thấy nhiều trong nhiều nguồn nước, các kỹ thuật loại bỏ kẽm thường dùng gồm kết tủa hóa học, trao đổi ion, tách màng, hấp phụ

Việc thải ra khối lượng lớn kim loại nặng là hệ lụy khó tránh khỏi vì ngành này tiêu thụ lượng nước lớn, hóa chất không thể kết hợp hoàn toàn với sợi trong quá trình nhuộm.

2.2. Công nghệ xử lý

  • Đông tụ: khử COD, BOD, chất rắn lơ lửng, hạt keo cho kết quả lắng tốt cũng như loại bỏ chất không hòa tan
  • Màng lọc: loại bỏ kim loại nặng, chất rắn, thuốc nhuộm, muối yêu cầu không gian thấp, hiệu quả, nhanh chóng và tạo ra nước chất lượng
  • Sự hấp phụ: hệ thống được vận hành đơn giản, chi phí đầu tư thấp, chất hấp phụ dễ tái sinh, hiệu quả cao,…
  • Xử lý điện hóa: khử kim loại nặng, dùng ít hóa chất, thích ứng nhanh với nhiều nguồn nước ô nhiễm với tốc độ dòng chảy khác nhau
  • Kết tủa hóa học: phương pháp đơn giản, hiệu quả, lợi thế kinh tế giảm tải ô nhiễm tốt
  • Xử lý sinh học: VSV phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng

Nếu như bạn cần tư vấn môi trường với các giải pháp xử lý nước thải dệt nhuộm tối ưu nhất thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.