Ô nhiễm môi trường là trở ngại lớn đối với các lĩnh vực công nghiệp, quy tắc BVMT nghiêm ngặt hơn. Việc xả thải (nước thải, khí thải) kéo dài nếu không có biện pháp xử lý tùy thuộc vào loại ô nhiễm.
Ô nhiễm phát sinh từ nhiều dạng từ nước thải đến khí thải, khí nhà kính ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước và không khí. Lựa chọn công nghệ sạch để giảm thiểu, kiểm soát và quản lý chất thải cũng được quan tâm.
1. Đối với xử lý nước thải ô nhiễm
Ô nhiễm nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề khác nhau đến hệ sinh thái, sinh vật. Các nguồn phát sinh như nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, y tế, chăn nuôi,…
Chất lượng yêu cầu của nước sẽ quyết định đến mục đích sử dụng. Công nghệ được lựa chọn sẽ dựa vào các đặc điểm, tài nguyên, kinh tế, môi trường,… Nên thiết kế hệ thống XLNT sẽ tham gia loại bỏ chất hữu cơ, chất rắn, chất dinh dưỡng, vi khuẩn.
Xử lý nước thải để tái sử dụng được coi là giải pháp tiềm năng đối với số lượng, chất lượng nước kém vì nó làm giảm mức độ ô nhiễm. Nhiều cơ sở XLNT dựa vào hóa chất để xử lý bậc ba nhưng chúng lại không thân thiện với môi trường, chi phí xử lý cao.
Vì thế mà giải pháp sinh học được áp dụng rộng rãi hơn, tận dụng VSV chuyển đổi chất ô nhiễm thành tạp chất đơn giản, ít tác động đến môi trường. Hệ thống khử trùng có thể dựa trên quá trình sử dụng clo, ozon hoặc tia UV.
1.1. Công nghệ xử nước thải cơ bản
- Xử lý nước thải sinh hoạt (gia đình, tòa nhà, đô thị, chung cư,…) bằng giải pháp công nghệ sinh học (bùn hoạt tính, AAO, hiếu khí – kỵ khí,…)
- Xử lý nước thải công nghiệp (thuộc da, dệt nhuộm, xi mạ,…) bằng công nghệ hóa học, quy trình oxy hóa, ozone hóa, MBR, MBBR,…
- Xử lý nước thải y tế, chăn nuôi,… bằng giải pháp sinh học, SBR, MBR,…
Xử lý nước thải đòi hỏi sự đầu tư và giải pháp thích hợp bằng nhiều quy trình khác nhau. Mặc dù không có nhiều quy trình nhưng chất lượng nước cao nhất quán là điều cần thiết. Việc giảm thiểu khối lượng nước có thể được triển khai bằng cách cải tiến công nghệ xử lý nước thải, kết hợp quy trình xử lý tiên tiến, thực hiện biện pháp bảo vệ nguồn tiếp nhận, tuân thủ quy định trong xả thải,…
2. Đối với xử lý khí thải ô nhiễm
Khí thải công nghiệp chứa nhiều thành phần độc hại, chất hữu cơ, dung môi cùng bụi, hạt kích thước lớn. Vì thế mà xử lý khí thải bằng quy trình sinh học được ứng dụng rộng rãi vì tính năng thân thiện với môi trường, dễ vận hành và dễ bảo trì mang lại hiệu suất làm sạch khí thải lớn.
2.1. Lọc sinh học
Đối với khí thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ nên vi khuẩn sẽ thực hiện chức năng làm sạch, phân hủy chất thải. Giải pháp sinh học được triển khai theo quy trình tối ưu, thân thiện môi trường, hiệu quả cao. So với những phương pháp xử lý khí thải khác thì việc ứng dụng VSV phân hủy chất hữu cơ sẽ xử lý triệt để nguồn khí thải cũng như giúp tiết kiệm chi phí hơn.
Quá trình lọc khí thải thông qua hoạt động của VSV để phân hủy chất gây hại. Môi trường để phát triển quần thể sinh khối gồm vỏ cây, vỏ dừa,… phân hủy chất khí mùi hôi, chất hữu cơ độc hại trong khí thải thành hợp chất đơn giản gồm H2O và CO2. Hợp chất chứa amoniac chuyển hóa thành nitrat và biến khí H2S thành ion SO42-.
Thiết kế hệ thống lọc sẽ gồm nhiều buồng chứa VSV và hấp thụ thông qua môi trường chất lỏng. Những vật liệu được lựa chọn giá thành thấp, dễ vận hành, dễ sử dụng.
Cả nước thải và khí thải đòi hỏi phải tìm hiểu đặc tính nguồn thải, lưu lượng, thành phần đặc trưng và mức độ ô nhiễm mà đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp.
Nếu cơ sở, doanh nghiệp của bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên lệ ngay với Công ty xử lý nước thải qua hotline 0938.857.768.