Xử lý nước thải nuôi thủy sản nhằm tạo ra nguồn nước đầu ra ở các cơ sở nhà máy chế biến đạt quy chuẩn xả thải và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động đến môi trường.
Nước thải thủy sản với khối lượng lớn thường đe dọa đến nguồn nước ngọt do nồng độ nito, photpho cao dễ dẫn đến việc suy thoái chất lượng nguồn nước, tăng nguy cơ phú dưỡng và độ đục trong nguồn tiếp nhận.
Vì thế mà mục tiêu của việc xử lý nước thải thủy sản tạo ra nguồn nước đầu ra chất lượng, đạt chuẩn và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động đến môi trường.
1. Lý do cần xử lý nước thải nuôi thủy sản
Nước thải thủy sản phát sinh từ nhiều nguồn trong và sau quá trình nuôi cá, tôm thải ra nguồn tiếp nhận. Đặc trưng của nguồn thải này khá phức tạp:
- Chứa đa dạng nhiều thành phần khác nhau như chất hữu cơ, nồng độ BOD5 lớn, chất dinh dưỡng (nito, photpho), chất rắn lơ lửng, chất vô cơ rất dễ tác động đến môi trường và gây ô nhiễm, lây lan dịch bệnh.
- Nhiều loại hình như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp ở quy mô lớn nên khả năng gây ô nhiễm rất lớn, chứa nhiều thành phần độc hại, nguy hại.
- Bùn thải từ quá trình nuôi trồng thủy sản chứa nhiều thuốc kháng sinh, chứa nhiều thức ăn thừa dễ phân hủy sinh học cùng nhiều hóa chất ảnh hưởng đến chất lượng nước xung quanh.
- Đối với nước thải nuôi cá thường chứa thức ăn thừa phân hủy thành chất hữu cơ, hóa chất tồn dư, kháng sinh cùng nhiều tạp chất khác. Còn nước thải nuôi tôm chứa nồng độ chất dinh dưỡng, cacbonic, chất hữu cơ, COD, BOD, H2S, NH3 và khí metan.
- Nước thải từ lĩnh vực thủy sản lớn, phức tạp và chứa đa dạng nhiều thành phần khác nhau nên cần tìm công nghệ xử lý phù hợp với nguồn thải.
2. Công nghệ xử lý nước thải nuôi thủy sản
2.1. Quy trình hiếu khí – kỵ khí kết hợp
- Đối với phương pháp hiếu khí chủ yếu sử dụng bùn hoạt tính thích nghi với nước thải thủy sản dựa vào việc sử dụng vi sinh vật xử lý chất thải. Xử lý hiếu khí thường có thời gian lưu bùn dài tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn nitrat hóa.
- Đối với phương pháp kỵ khí thường xuất hiện trong hệ thống XLNT thủy sản được thiết kế theo các bể kỵ khí với dòng bùn chảy nghịch. Quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng VSV kỵ khí trong điều kiện nguồn nước không có oxy và di chuyển từ dưới lên.
2.2. Hệ thống đất ngập nước
- Thích hợp với trang trại nuôi trồng thủy sản ven biển ở vùng nước mặn, lợ bằng hệ thống XLNT ô nhiễm dựa vào hệ thực vật, động vật trong nước.
- Cấu trúc hệ thống đất ngập nước thường được thiết kế với độ sâu từ 0,9 – 1,5m với hệ sinh vật thủy sinh thực hiện theo quá trình sinh học như xử lý hiếu khí – kỵ khí, quang hợp của thực vật làm tăng lượng oxy trong nước, giảm CO2, tăng pH.
- Ưu điểm của hệ thống là không tốn chi phí vận hành, đơn giản và dễ thực hiện, công nghệ đơn giản cùng hiệu quả xử lý chất rắn lơ lửng cao, khả năng khử nito và photpho lớn.
- Tiết kiệm được nguồn nước, xử lý các thành phần ô nhiễm và mô hình thân thiện với môi trường.
3. Tiêu chuẩn hệ thống xử lý nước thải nuôi thủy sản
Để hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các đơn vị nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu quan trọng dưới đây:
- Công nghệ phải phù hợp với loại hình nước thải, mức độ, thành phần cùng với những đặt tính liên quan đến khu vực xả thải.
- Lựa chọn thiết bị máy móc chất lượng đảm bảo không làm phát sinh nhiều sự cố, hư hỏng dẫn đến việc sửa chữa, thay thế và bảo trì nhiều lần.
- Một số loại hồ sơ môi trường cần được xây dựng và triển khai theo một số yêu cầu liên quan đến hồ sơ, báo cáo công tác BVMT.
Các yêu cầu về tính toán công suất, lưu lượng, thiết kế bể xử lý nước thải, lựa chọn công nghệ xử lý tối ưu nhất.
Nếu có nhu cầu tư vấn, báo giá hệ thống xử lý nước thải nuôi thủy sản. Quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty xử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ.
Dựa vào nhu cầu của khách hàng mà chúng tôi xây dựng hệ thống hoàn chỉnh, đáp ứng tối đa nhu cầu tái sử dụng nước cũng như đề xuất công nghệ xử lý có khả năng xử lý đa dạng nhiều nguồn thải khác nhau.