Hiện nay, nhà máy nhiệt điện ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau nhằm xử lý khí thải công nghiệp ô nhiễm. Trong bài trước chúng tôi đưa ra giải pháp loại bỏ hạt PM bằng bộ lọc túi vải, bộ lọc tĩnh điện thì bài viết hôm nay sẽ đưa ra những kỹ thuật xử lý SOx, NOx và hơi thủy ngân đã và đang được nhiều nhà máy áp dụng hiệu quả cho nguồn thải của mình.
1. Kiểm soát khí thải NOx bằng hệ thống xúc tác
Kỹ thuật này bao gồm công nghệ giảm xúc tác chọn lọc (SCR) hoặc hệ thống giảm xúc tác không chọn lọc (SNCR) thông qua hàng loạt phản ứng với thuốc thử biến NOx thành N2 và H2O .
- Đối với SNCR: những tác nhân hóa học bao gồm NH3 và ure hoạt động ở môi trường nhiệt độ từ 760 – 1100 độ C, ure có thể biến NOx với hiệu quả từ 15 – 35%.
- Đối với SCR: phương pháp khử NOx hiệu quả nhất khi phân hủy NOx thành NH3, CO2 và H2O, chúng tiếp tục phản ứng với khí thải và chuyển hóa thành N2 và H2O. Nhiệt độ hoạt động của SCR dao động ở phạm vi từ 230 – 450 độ C. Hầu như tất cả nhà máy nhiệt điện than trên thế giới đều sử dụng hệ thống SCR.
2. Kiểm soát khí SOx trong khí thải
Đặc trưng của khí thải nhiệt điện chủ yếu chứa nhiều khí SOx nên doanh nghiệp thường giảm phát thải bằng các biện pháp như tiến hành trộn nhiên liệu, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hoặc loại bỏ SOx ra khỏi khí thải đạt giới hạn cho phép.
Hiện nay có nhiều công nghệ sẵn có với khả năng loại bỏ tốt khí SO2. Một số giải pháp phải kể đến như thiết bị khử lưu huỳnh ướt (FGD), khử lưu huỳnh khô.
2.1. Hệ thống khử lưu huỳnh ướt FGD
- Thiết kế hệ thống xử lý khí thải đối với lĩnh vực này chủ yếu sử dụng vôi, natri cacbonat, Na2CO3 hoặc sử dụng hệ thống đá vôi dùng axit hữu cơ loại bỏ tốt SO2.
- FGD thường sử dụng hiệu quả các loại than như than non, than antraxit, than bitum tùy thuộc vào vị trí chọn khử lưu huỳnh khí thải trong nhà máy.
2.2. Đối với hệ thống khử lưu huỳnh khô
- Hệ thống chuyển bùn vôi giữ vai trò hấp thụ SO2 cùng nhiều khí khác.
- Ở hạ lưu thiết bị, người ta bố trí thêm bộ lọc bụi túi vải hoặc lọc bụi tĩnh điện để tăng hiệu quả hấp thụ và loại bỏ các hạt PM.
- Bằng cách kết hợp nhiều thiết bị xử lý giúp loại bỏ nhiều thành phần không mong muốn bằng hiệu suất lớn phù hợp với giới hạn phát thải.
Cả hai hệ thống khử lưu huỳnh ướt và khô đều có ưu điểm như chi phí xây dựng tương đối thấp, không yêu cầu vận hành cao, ít tiêu tốn nước, giảm nhu cầu sử dụng năng lượng, kiểm soát tốt tro bay, hấp thụ SO2 và tạo ra sản phẩm phụ dạng rắn dễ quản lý.
3. Kiểm soát hơi thủy ngân bằng công nghệ hấp thụ
Người ta thường dùng phương pháp phun chất hấp thụ khô giúp kiểm soát tốt chất ô nhiễm, đặc biệt loại bỏ thủy ngân.
- Thủy ngân khi kết hợp cùng nước sẽ tạo thành hợp chất hòa tan trong nước, như metyl-thủy ngân. Được biết có khoảng 95% thủy ngân được thu giữ bằng cách sử dụng than hoạt tính dạng bột (PAC).
- Thủy ngân cũng được thu giữ trong thiết bị lọc bụi tĩnh điện hoặc bộ lọc túi vải.
- PAC là vật liệu có cấu trúc xốp nên các chất ô nhiễm, chẳng hạn như thủy ngân, khi đó bị hấp thụ hoàn toàn với hiệu suất đạt 90% đối với dòng thải chứa nồng độ cao.
- PAC khi brom hóa với khả năng loại bỏ có thể đạt từ 50 – 90%, khi nồng độ SO3 quá lớn sẽ khiến PAC xử lý thủy ngân kém hiệu quả hơn đối với nhiều trường hợp khác nhau khi xử lý khí thải ở nồng độ lớn.
Hiện nay các giới hạn phát thải tại nhà máy nhiệt điện than rất nghiêm ngặt nếu không tuân thủ đúng quy định sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình loại bỏ khí thải. Vì thế cần tìm kiếm công nghệ kiểm soát hiệu quả hơn.
Nếu Quý Doanh nghiệp cần tìm công ty xử lý khí thải thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn dịch vụ chi tiết hơn.