Nước thải chứa dầu mỡ thường xuất hiện phổ biến trong nhiều nguồn thải hiện nay, rất khó xử lý và phức tạp. Các phương pháp tiếp cận thông thường lại không còn phù hợp vì hiệu quả thấp và chi phí vận hành cao. Và những giải pháp khác như công nghệ sinh học trở thành sự lựa chọn thay thế hứa hẹn cho những hệ thống xử lý nước thải (XLNT) đối với nhiệm vụ xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ.
1. Yêu cầu giải pháp công nghệ xử lý nước thải nhiễm dầu
Ô nhiễm dầu trong nước thải công nghiệp dần trở thành hiện tượng trên toàn cầu gây nguy hại đối với môi trường và hệ sinh thái. Trong nhiều năm qua, chúng ta chứng kiến nhiều giải pháp xử lý khác nhau từ cơ học, vật lý đến hóa học như tuyển nổi, bể gạn tách mỡ dùng hóa chất,… nhưng hầu như hiệu quả chưa cao. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến cung cấp cách tiếp vận mới trong việc loại bỏ chất ô nhiễm.
Gần đây, những giải pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ nhiều đơn vị vì tính năng cải thiện chất lượng nước thải nhiễm dầu thông qua các công nghệ xử lý tiên tiến. Việc lựa chọn các giải pháp phụ thuộc vào chi phí vận hành, thành phần nước thải, hiệu quả, giới hạn quy định và mục đích sử dụng nước đã qua xử lý. Những yêu cầu quan trọng về công nghệ:
- Chi phí vận hành và bảo trì cao vì sử dụng bể phản ứng lớn, có thể giảm thiểu thông qua sử dụng bể sinh học nhỏ gọn, tiết kiệm với hiệu quả xử lý vượt trội. Cần kết hợp hệ thống hiếu khí – kỵ khí để tăng cường loại bỏ chất hữu cơ phức tạp, giảm tiêu thụ năng lượng, mùi và khí thải.
- Đối với công nghệ màng tránh xảy ra sự cố vì bám bẩn bằng cách vệ sinh bằng hóa chất để nâng cao hiệu suất của màng, khả năng thẩm thấu và chống thấm sinh học
2. Một số giải pháp sinh học xử lý nước thải nhiễm dầu
Phương pháp sinh học loại bỏ dầu không được tin tưởng sử dụng như giải pháp cơ học, vật lý vẫn thường dùng. Tuy nhiên, xử lý bằng hệ thống sinh học hiện đại lại mang đến tiềm năng trao đổi chất của VSV loại bỏ chất ô nhiễm từ nước thải nhiễm dầu trong điều kiện kỵ khí hoặc hiếu khí. Nếu như phương pháp khác cần thiết bị máy móc, hóa chất hỗ trợ thì xử lý sinh học lại khá đơn giản nhờ tính hiệu quả về chi phí, thân thiện với môi trường và tính bền vững.
2.1. Bể phản ứng sinh học hiếu khí
- Xử lý nước thải nhiễm dầu với điều kiện hoạt động ổn định, linh hoạt, thời gian lưu giữ sinh khối cao, chịu được nhiều chất ô nhiễm độc hại, sự phát triển VSV cao, tốc độ oxy hóa cacbon hữu cơ lớn.
- Hệ thống sinh học dạng màng cố định bằng hệ thống sục khí chìm mang lại kết quả cao như loại bỏ đến 94% dầu, 91% COD, 92% TSS, 90% amoni.
- Đối với hệ thống sinh học phản ứng theo mẻ trình tự với giai đoạn hiếu khí không chỉ loại bỏ dầu mà còn khử đến 98% BOD, 99% TSS và 96% COD.
2.2. Bể phản ứng kỵ khí
- Chuyên ứng dụng với nguồn thải có nồng độ dầu lớn, tiết kiệm năng lượng vì không cần sục khí, chuyển hóa chất ô nhiễm thành khí metan, yêu cầu chất dinh dưỡng thấp, hiệu quả về chi phí và tạo ra ít bùn hơn.
- Hệ thống bể phản ứng sinh học bùn kỵ khí dòng lên UASB giúp tối ưu hóa việc XLNT dầu mỡ.
- Người ta thường kết hợp hệ thống bể UASB và tế bào cố định hoặc thiết bị phản ứng dạng màng để hạn chế những thách thức do sự hình thành bùn trong bể phản ứng. Bên cạnh việc loại bỏ COD, TSS cao, hệ thống kết hợp này còn giảm đáng kể lượng dầu trong nước thải mang lại hiệu quả và sự ổn định của quy trình xử lý.
2.3. Công nghệ phản ứng sinh học màng MBR
- Với bể phản ứng sinh học và công nghệ màng giúp tăng hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải có dầu. Đây là cách tiếp cận hứa hẹn mang lại hiệu quả xử lý và tái sử dụng nước tối ưu.
- Quần thể VSV trên màng có khả năng phân hủy hydrocacbon, hexadecan và phenanthren. Màng MBR ngập nước thường dùng để loại bỏ dầu bằng cách sử dụng màng sợi rỗng vi lọc.
- Hiện nay, MBR chuyên áp dụng để xử lý nước thải quán ăn, nhà hàng, nhà máy lọc dầu,… có sự cải thiện về hiệu quả loại bỏ dầu mỡ, phenol, COD, TOC, TSS,…
Nếu như bạn cần đơn vị xử lý nước thải hỗ trợ các giải pháp xử lý nước thải tối ưu hơn thì hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn thêm nhiều thông tin chi tiết hơn.