Các công nghệ truyền thống không đạt được mục đích khử nhiều chất thải ô nhiễm dẫn đến gây ô nhiễm thứ cấp. Sự xuất hiện của nhiều công nghệ xử lý nước thải mới không những có tác dụng làm sạch nước thải để giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu chúng.
1. Công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc
Đối với màng vi lọc/siêu lọc: Với nhiều kích thước khác nhau được dùng để loại bỏ mùi, màu, vi rút, chất hữu cơ dạng keo. Nếu như UF hiệu quả loại bỏ dầu hơn so với phương pháp tách truyền thống thì màng MF lai giúp loại bỏ hydrocacbon, chất rắn lơ lửng và chất hòa tan. Cả hai màng lọc đóng vai trò như tiền xử lý để khử muối.
Màng polyme/màng gốm: Là loại màng được làm từ polyacrylonitrile, đất sét, cacbua và oxit kim loại thường ứng dụng ở quy mô lớn. Cả hai loại màng không cần dùng hóa chất (trừ trường hợp làm sạch màng định kỳ và tiền đông tụ loại bỏ chất ô nhiễm) với tuổi thọ màng > 10 năm.
Thẩm thấu ngược/lọc nano: Hoạt động dựa trên áp suất thẩm thấu qua màng thích hợp để xử lý nước thải nhiễm mặn. Chi phí đầu tư phụ thuộc vào kích thước, vật liệu và địa điểm xây dựng, còn chi phí vận hành phụ thuộc vào năng lượng và chất rắn hòa tan trong nước thải. Còn màng NF chủ yếu làm mềm nước, loại bỏ kim loại nặng và chất rắn lơ lửng có kích thước nhỏ.
2. Công nghệ ứng dụng điện đối với nước thải
Công nghệ điện hóa thường sử dụng phổ biến loại bỏ kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, muối đối với nước thải công nghiệp như xử lý nước thải dệt nhuộm, hóa chất, dầu mỏ hoặc ED/EDR thích hợp khử muối trong nhiều nguồn thải khác nhau.
Điện hóa học trở thành công nghệ xanh tương đối rẻ, không tạo ra chất thải thứ cấp, không cần thêm hóa chất. Việc sử dụng quang điện hóa (quang điện phân, xúc tác quang và xúc tác quang điện) giúp tạo ra và dự trữ năng lượng.
Quang điện phân mang lại tiềm năng sản xuất nguồn hydro chi phí thấp thông qua quá trình tách nước.
Pin nhiên liệu cũng là công nghệ điện hóa khác cũng quan trọng khi nó chuyển đổi năng lượng hóa học như khí hydro thành điện, nước và nhiệt dưới dạng các sản phẩm phụ. Do đó nó rất thích hợp để xử lý nước thải thành nước uống.
3. Bộ lọc sinh học sục khí
BAF vốn dĩ công nghệ xử lý sinh học dựa vào các điều kiện hiếu khí trong quá trình oxy hóa để khử thành phần hữu cơ trong nước ô nhiễm.
BAF có tác dụng khử dầu, amoniac, chất rắn lơ lửng, nito, giảm COD, BOD, kim loại nặng, chất hữu cơ hòa tan, chất hữu cơ vi lượng và hydro sunfua.
Khả năng thu hồi nước có thể đạt đến 100%, hệ thống lọc sinh học có tuổi thọ cao vì không yêu cầu sử dụng hóa chất hoặc chất tẩy rửa.
4. Công nghệ nhiệt
Đây là công nghệ được đề xuất để khử muối trong nước bằng nhiệt. Mặc dù công nghệ màng được ưu tiên hơn, nhưng những đổi mới gần đây về công nghệ nhiệt trong quy trình xử lý ngày càng hấp dẫn hơn và mang tính cạnh tranh hơn trong khử chất ô nhiễm.
Thiết bị chưng cất MED chuyển đổi nước mặn thành hơi nước được ngưng tụ thành nước tinh khiết. Ưu điểm chính của hệ thống là hiệu quả năng lượng khi có sự kết hợp trong thiết bị bay hơi.
Chưng cất nén hơi (VCD) là quá trình khử muối và đáng tin cậy khi hoạt động ở nhiệt độ dưới 70 độ C, giảm các vấn đề tạo cặn.
Thiết bị chưng cất MED – VCD vượt trội hơn so với phương pháp thông thường như giảm sử dụng hóa chất, chi phí thấp, giảm khả năng bám bẩn, bùn mềm hơn.
Trong tương lai, nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng và quan trọng. Nếu như các công nghệ XLNT sẵn có không đáp ứng yêu cầu xử lý nên chuyển sang ứng dụng những công nghệ hiện đại tạo ra nguồn nước chất lượng. Việc ứng dụng những giải pháp XLNT mới thúc đẩy tạo ra nguồn nước sạch, thu hồi nhiều vật liệu giá trị cao.
Nếu như doanh nghiệp của bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn phương pháp nào thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768. Chúng tôi sẽ tư vấn thiết kế hệ thống cùng các kỹ thuật vận hành, cải tạo và bảo trì hệ thống XLNT định kỳ chất lượng, tiết kiệm chi phí nhất.