Sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống

Khi thiết kế hệ thống XLNT nó sẽ hoạt động theo quy trình được thiết lập sẵn nhưng rất khó tránh khỏi những sự cố, hư hỏng trong quá trình vận hành. Để giải quyết những vấn đề này, bạn cần xác định nguyên nhân, xem xét biện pháp khắc phục và khả năng ứng dụng những giải pháp xử lý có hiệu quả hay không.

Sự cố trong quá trình vận hành hệ thống

  • Phần bùn trong bể hiếu khí chuyển sang màu đen: do quá trình thông khí không đủ hình thành vùng chết và bùn bị nhiễm khuẩn.
  • Trong bể sinh học xuất hiện lớp bọt màu trắng: do tỷ lệ MLSS quá thấp, hoặc do nồng độ chất hoạt động bề mặt không thể tự phân hủy sinh học.
  • Bể lắng thứ cấp xuất hiện bùn nổi: do VSV dạng sợi phát triển quá mức, các quá trình denitrat hóa và bóng khí nito kéo bùn nổi lên trên hoặc do thời gian lưu bùn trong bể lắng quá lâu khiến nó bị mất hoạt tính.
  • Phần nước thải sau xử lý bị nhiễm đục: do bể aerotank khuấy trộn quá mạnh, bùn già, xảy ra tình trạng yếm khí hoặc do nước thải đầu vào chứa nhiều chất độc hại.
  • Bùn trong bể lắng bị tràn: do tốc độ bơm bùn hồi lưu không đủ, lưu lượng nước thải tăng cao.
  • Nồng độ pH trong bể sinh học thấp: do nước thải có tính axit.
  • Bùn không kết dính: vì các bông bùn có sự phân chia, không đủ thức ăn cung cấp cho VSV. Bùn phát triển phân tán do VSV không tạo bông mà chúng phát triển riêng lẻ thành cụm nhỏ.

Sự cố trong hệ thống sục khí và cách khắc phục

Sục khí mở rộng

  • Khi nồng độ chất rắn tăng sẽ xuất hiện bọt sẫm màu nổi lên trên bể sục khí.
  • Quá trình nitrat hóa chuyển đổi amoniac đầu vào thành nitrit, nitrat. Khi bùn tăng và liên kết thành các khối lớn hơn trong bể lắng thứ cấp cần tăng lượng bùn hồi lưu, giảm tốc độc sục khí.
  • Bùn lắng chậm có thể xuất phát từ nguyên nhân do bùn già và bùn non.
  • Một lượng nhỏ kim loại kết tủa có thể nổi lên trên bề mặt bể lắng (bùn cũ) điều này xảy ra khi sục khí kéo dài.

Sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống

Các vấn đề về thiết bị khi vận hành

  • Các nguyên nhân có thể xảy ra như rò rỉ đường ống của hệ thống sục khí, bộ khuếch tán bị hư hỏng, không khí thoát ra ngoài làm cản trở quá trình vận chuyển oxy.
  • Việc rò rỉ trong đường ống sục khí có thể được khắc phục bằng cách siết chặt van, bu lông hoặc miếng đệm.
  • Nếu việc truyền và cung cấp oxy không đủ trong bể sinh học cần thêm hoặc thay thế bộ khuếch tán hoặc thiết bị sục khí cơ học hiệu quả hơn.

Các biện pháp khắc phục

  • Việc dư thừa chất hữu cơ được xử lý bằng cách giảm tỷ lệ bùn hoạt tính chất thải, chỉ nên duy trì khoảng 30% chất rắn trong bể lắng.
  • Các nguyên nhân gây ra hiện tượng bùn nổi hoặc cặn bám trong nước thải do quá trình nitrat hóa hoặc tích tụ dầu mỡ quá lớn. Vì thế cần giám sát và sử dụng công nghệ xử lý phù hợp với nguồn thải.
  • Bùn nổi có thể do việc vận hành không đúng cách, bùn cũ vì thế cần duy trì nồng độ chất rắn cần thiết, điêu chỉnh nồng độ MLSS cũng như lượng oxy hòa tan.
  • Bùn nổi tự do thường xảy ra trong hệ thống nên có thể khắc phục bằng cách duy trì nồng độ DO ở mức tối thiểu, đảm bảo mức khuấy trộn đầy đủ trong bể sục khí.

XLNT ngày càng đóng vai trò quan trọng, các công trình xử lý được thiết kế và vận hành phù hợp với từng giai đoạn xử lý khác nhau. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể tự mình tạo ra hệ thống hoàn chỉnh nếu không am hiểu các kiến thức khoa học môi trường.

Để xây mới hệ thống XLNT hay cải tạo, nâng cấp một hệ thống cũ đòi hỏi bạn cần đơn vị tư vấn môi trường chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm. Vì thế, nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ điều gì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 hoặc để lại thông tin, nhu cầu cần giải đáp, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn trực tiếp.