Nước thải nhà máy bia rất khó xử lý vì chứa nhiều TSS, BOD, COD. Nên ứng dụng giải pháp công nghệ nào để xử lý nguồn thải này? Công nghệ sinh học có ưu điểm gì?
Hầu hết các nhà máy này sử dụng lúa mạch nhưng quá trình xử lý nước thải nhà máy bia lại khá phức tạp đòi hỏi quy trình hiệu quả và an toàn trước khi xả thải. Việc này thường tốn nhiều thời gian và chi phí do cần lượng oxy cao từ hệ thống sục khí.
1. Vấn đề thường gặp khi XLNT nhà máy bia
Một vấn đề khác từ nước thải nhà máy bia là nồng độ axit tự nhiên làm tăng khả năng ăn mòn. Nước thải này tạo ra khí hydro sunfua, sau đó thành axit sunfuric khi tiếp xúc với hơi nước. Những axit này ăn mòn các bồn/bể chứa nước bằng bê tông hoặc thép, gây ra các sự cố rò rỉ nước.
Nồng độ axit trong nước thải của những nhà máy bia dao động tùy thuộc vào hoạt động của nhà máy và tình hình sản xuất. Ngoài ra, nó còn có nồng độ pH thấp hoặc tăng lên vào một số thời điểm nhất định, điều này làm tăng việc đóng cặn chất rắn, tăng lượng bùn cần loại bỏ trong suốt quá trình xử lý.
Nước thải nhà máy bia cần được xử lý bằng sục khí. Bằng cách bơm oxy vào nước, vi sinh vật tiếp nhận để tăng trưởng và thực hiện việc phân hủy, tiêu thụ chất thải hữu cơ. Với mức BOD cao, quá trình sục khí yêu cầu cao hơn.
Khi lượng oxy yêu cầu cao sẽ đồng nghĩa với việc tăng lượng điện năng cần thiết, vì thế mà chi phí điện cũng tăng lên. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn vì hàm lượng TSS, BOD của loại nước này khá lớn. Oxy được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển cho vi khuẩn tiêu thụ BOD nhưng khi BOD cao cũng tạo ra nhiều bùn hơn.
2. Công nghệ sinh học XLNT nhà máy bia
Để có kết quả XLNT tốt nhất thì việc loại bỏ bùn hiệu quả và sục khí rất quan trọng. Với sự hỗ trợ của hệ thống tuyển nổi không khí hòa tan mức TSS có thể giảm đến 99% và giảm đến 50% hàm lượng BOD/COD trước khi xử lý sinh học.
2.1. Đặc trưng của công nghệ
Sự hỗ trợ thêm từ công nghệ sinh học tăng trưởng (AGBR) với lớp màng sinh học chứa khu vực hiếu khí – kỵ khí duy trì nồng độ sinh vật cao dẫn đến tỷ lệ loại bỏ cao hơn ở thời gian lưu giữ thủy lực.
Oxy cung cấp từ không khí, hỗ trợ quá trình phát triển sinh khối và nitrat hóa. Diện tích bề mặt môi trường lớn cho phép việc tăng trưởng khối lượng lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nitrat hóa. Công nghệ này sử dụng vật liệu hỗ trợ như màng nano ưa nước gắn trên giá đỡ với hai mặt đặc biệt với một mặt tiếp xúc với nước thải và mặt kia tiếp xúc với không khí.
Công nghệ này giữ vai trò quan trọng trong việc XLNT hiệu quả phù hợp với các cuộc khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. AGBR cũng là công nghệ sing học xanh yêu cầu xử lý theo hướng thân thiện với môi trường.
2.2. Vai trò của công nghệ
Công nghệ sinh học là giải pháp hứa hẹn để giải quyết hiện trạng ô nhiễm từ nhà máy sản xuất bia. Các quy trình sinh học được điều chỉnh theo hướng tối ưu để xử lý trong nhiều điều kiện môi trường cùng với loại VSV làm sạch nước thải.
Nhắc đến những công nghệ sinh học thông thường, công nghệ điện hóa sinh học trong cùng bể phản ứng cho phép cải thiện hiệu suất của quá trình hiện tại. Từ những đặc điểm của nước thải nhà máy bia, công nghệ này tích hợp điện cực cùng với quần thể VSV bám vào điện cực để thực hiện chức năng oxy hóa và khử trong việc thu hồi và loại bỏ chất bẩn ô nhiễm.
Chất hữu cơ trong nước thải được xử lý trong buồng anot, còn amoni đi qua màng chọn lọc đến cực âm nơi chúng trở thành amoniac. Trong buồng này, không khí hút amoniac ra ngoài. Dung dịch lỏng này được xử lý bằng cách làm phân bón giàu amoni nitrat có ích cho cây trồng. Sau đó, VSV phân giải chất hữu cơ thông qua quá trình oxy hóa tạo ra các điện tử thành dòng điện.
Nhờ việc ứng dụng công nghệ sinh học mà giảm chi phí xử lý hơn so với hệ thống lọc thông thường, giảm tác động đến môi trường, giảm tiêu thụ hóa chất và tăng khả năng tái sử dụng nước an toàn hơn. Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ dịch vụ xử lý hay thiết kế hệ thống XLNT thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.