Thực trạng các vấn đề XLNT nông thôn

Tình trạng XLNT nông thôn hiện nay đang tồn tại những mặt hạn chế nào? Làm sao để xử lý các nguồn thải hiệu quả đạt các quy chuẩn xả thải theo luật BVMT?

Không chỉ ở các đô thị, thành phố lớn bị ô nhiễm, khu vực nông thôn ở nước ta hiện nay cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng vì nước thải. Để hiểu rõ hơn về thực trạng này, hãy cùng chúng tôi điểm qua những hạn chế, khó khăn và giải pháp để xử lý nước thải ở đây như thế nào, có hiệu quả không.

Những hạn chế nước thải ở nông thôn

  • Nguồn nước thải sinh hoạt khối lượng lớn, chủ yếu xả trực tiếp ra nguồn như sông ngòi, kênh rạch,… Lâu dần nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt bị ảnh hưởng vì bị nhiễm bẩn cùng các thành phần nguy hại khác.
  • Người ta dễ thấy nước thải chảy tràn ra ngoài môi trường vừa gây ô nhiễm, phát sinh mùi hôi vừa làm mất thẩm mỹ cảnh quan.
  • Thực trạng sông hồ, kênh rạch, mương nước,… đen kịt, bốc mùi hôi thối do hứng chịu nguồn nước thải lớn từ người dân, các khu công nghiệp, làng nghề.
  • Người dân chưa biết cách tự xử lý nước thải chăn nuôi mà đa phần thải trực tiếp ra ngoài mà chưa qua xử lý, chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Chỉ tiêu nước ngầm với các thành phần như kim loại nặng, vi sinh, mầm bệnh đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.
  • Nước thải nông thôn tác động rất lớn đến cuộc sống, cảnh quan, nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt là nước tưới cho cây trồng và nước nuôi trồng thủy sản.
  • Lượng chất hữu cơ trong nước thải nông thôn lớn hơn nước thải đô thị, vì thế nguồn tiếp nhận thường quá tải không tiêu thụ hết lượng oxy, khiến các loài thủy sinh trong nước thiếu oxy dẫn đến chết.
  • Các chỉ tiêu ô nhiễm như TSS, COD, BOD, DO đều vượt từ 5 – 10 lần, thậm chí vài chục lần khiến chất lượng môi trường ngày càng đáng lo ngại hơn.

Những hạn chế công tác XLNT nông thôn

  • Khi lượng nước ngày càng tăng nhưng cơ sở hạ tầng như hệ thống thu gom & xử lý nước nước thải sinh hoạt chưa có hoặc hoạt động kém hiệu quả.
  • Người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa được quản lý, hướng dẫn các biện pháp xử lý nên tình trạng hộ chăn nuôi, nước sinh hoạt chủ yếu vẫn xả thải ra ngoài môi trường.
  • Việc ứng dụng công nghệ, phương pháp xử lý nước thải, khả năng vận hành, bảo trì – bảo dưỡng chưa cao.
  • Nhiều mô hình XLNT được đưa vào sử dụng nhưng tỷ lệ thành công rất ít. Bởi lẽ do cách vận hành chưa đúng cách, chưa đúng kỹ thuật, nguồn lực thiếu nên không thể duy trì khả năng xử lý hiệu quả của từng hệ thống.
  • Các trạm xử lý nước thải được thiết kế và vận hành với quy mô nhỏ nhưng sau thời gian hoạt động dường như chúng bị xuống cấp nghiêm trọng.

Thực trạng các vấn đề XLNT nông thôn

Các mô hình XLNT nông thôn đơn giản nhất

Đối với nước thải sinh hoạt hộ gia đình

Nên sử dụng mô hình xử lý bằng hệ thống Jokasou (Nhật Bản) vì khả năng xử lý nước thải sinh hoạt gia đình tại nguồn hiệu quả, dễ thực hiện và chi phí thấp. Đặc điểm của hệ thống:

  • Thiết bị hợp khối áp dụng đối với nước thải khu chung cư, tòa nhà, biệt thự với khả năng lọc nước, loại bỏ chất ô nhiễm, chất hữu cơ, vô cơ trong nước.
  • Thích hợp đối với nước thải quy mô vừa và nhỏ với thời gian xây dựng – lắp đặt tương đối ngắn, đáp ứng hoàn toàn tiêu chuẩn nước sau xử lý.
  • Với cấu tạo từ các ngăn như kỵ khí, hiếu khí, lưu nước và khử trùng mà quy trình XLNT này nhận được sự tin tưởng, ưa chuộng từ người sử dụng.
  • Hệ thống nhỏ gọn, cấu hình đơn giản, dễ lắp đặt sẽ là sự lựa chọn tối ưu đối với nước thải sinh hoạt vùng nông thôn hiện nay.

Đối với nước thải chăn nuôi

  • Khối lượng nước chăn nuôi lớn, chứa nhiều thành phần độc hại nên các hệ thống thông thường không có khả năng xử lý.
  • Công nghệ sinh học sẽ là gợi ý quan trọng đối với các hộ chăn nuôi vì tính năng làm sạch nguồn thải vượt trội. Đặc biệt là mô hình xử lý bằng hầm biogas sinh học.
  • Lợi ích sau cùng của hệ thống sẽ giúp người dân thu được lượng khí sinh học lớn, đáp ứng nguồn lợi kinh tế mới khi thay thế khí sinh học sử dụng cho các mục đích sinh hoạt khác nên giảm chi phí đáng kể.

Trên đây là một số thực trạng của nước thải khu vực nông thôn hiện nay. Ngoài các giải pháp xử lý như tuyên truyền, khuyến khích người dân giữ gìn và bảo vệ môi trường chung thì cần nhân rộng các mô hình xử lý nước thải nông thôn chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Quý KH nếu cần tư vấn thêm về một số dịch vụ xử lý nước thải khác thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất tư vấn thêm nhiều thông tin chi tiết hơn.