Khai thác mỏ cung cấp cho mọi người nhiều tài nguyên nhưng chúng lại gây nguy hại cho môi trường thông qua hoạt động khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp. Những tác động dẫn đến xói mòn, sụt lở, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm. Quá trình này còn tác động đến bầu khí quyển từ phát thải cacbon.
Những bất cập trong khai thác mỏ
Các nguồn mỏ khai thác
- Dầu khí
- Than đá
- Đất hiếm.
- Đá vôi
- Quặng titan
Những bất cập trong khai thác mỏ
- Các khu vực khai thác khoáng sản theo dòng chảy mang theo nguồn gây ô nhiễm phát tán ra nguồn nước mặt, nước ngầm và không khí làm suy thoái hệ sinh thái xung quanh.
- Tình trạng khai thác lộ thiên khiến đất đá bị đào bới, bồi lấp nhiều đồng ruộng, suối, kênh, rạch.
- Nhiều đơn vị, cơ sở chưa thiết kế hệ thống XLNT, nước chưa qua xử lý chứa nhiều chất độc như xianua, thủy ngân.
- Mực nước ngầm bị ảnh hưởng nghiêm trọng như bị hạ thấp, ô nhiễm do bị khai thác quá mức.
- Khói bụi từ quá trình vận chuyển, khai thác, bốc dỡ làm ô nhiễm không khí.
- Phát triển thủy điện làm suy giảm diện tích rừng đầu nguồn, làm mất đa dạng sinh học, biến đổi hệ sinh thái.
Khai thác mỏ gây ô nhiễm nguồn nước
Thoát nước mỏ axit
- Axit sunfuric tạo ra khi sunfua tiếp xúc trực tiếp với không khí và nước.
- Vi khuẩn tự nhiên thiobacillus ferroxidans thúc đẩy quá trình oxy hóa và axit hóa, rửa trôi nhiều kim loại vi lượng từ chất thải.
- Axit rỉ rác theo nước mưa hoặc hệ thống thoát nước lắng đọng trong các dòng suối sông, hồ và nước ngầm.
Ô nhiễm và rửa trôi
- Kim loại nặng như asen, coban, đồng, cadmium, chì, bạc, kẽm phơi nhiễm trong mỏ dưới lòng đất tiếp xúc với nước.
- Kim loại bị rửa trôi, tồn tại trong điều kiện pH trung tính, rửa trôi từ hệ thống thoát mỏ axit..
Ô nhiễm hóa chất chế biến
- Chủ yếu từ tác nhân hóa học như xyanua, axit sulfuric bị trào, rò rỉ từ mỏ vào vùng nước lân cận.
- Những hóa chất này tác động đến con người và động vật hoang dã.
Xói mòn và bồi lắng
- Khai thác làm xáo trộn từ quá trình xây dựng và bảo trì, sửa chữa các hố, mỏ phát sinh nhiều chất thải.
- Xói mòn mang theo lượng đáng kể trầm tích vào dòng nước tự nhiên, làm tắc nghẽn lòng sông hoặc ảnh hưởng đến thảm thực vật đầu nguồn, môi trường của động, thực vật.
Các phương pháp loại bỏ chất ô nhiễm từ mỏ
- Trung hòa: dùng NaHCO3 điều hòa độ axit của mỏ khai thác.
- Quá trình oxy hóa học: xử lý xyanua tạo ra cacbon dioxide và amoniac, oxy hóa muối asen (III) hòa tan tạo ra As (IV) ít hòa tan hơn.
- Xử lý sinh học: Vi khuẩn hấp thụ kim loại nặng trong bùn, chất hữu cơ và oxy hóa nhiều hợp chất thành chất đơn giản hơn.
- Đồng kết tủa: bổ sung muối sắt thông qua kết tủa nên asen được xử lý dưới dạng canxi hoặc asen sắt.
Khai thác mỏ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
- Phá hủy môi trường là tổn thất lớn của đa dạng sinh học, nhưng ngộ độc từ vật liệu khai thác dù gián tiếp hay trực tiếp thông qua nước uống, thức ăn cũng tác động đến động vật, thảm thực vật và VSV.
- Thay đổi nhiệt độ, pH khiến nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Quá trình đồng hóa sinh học đóng vai trò quan trọng khi môi trường sống bị ô nhiễm.
- Các tác động bất lợi đến ĐDSH phụ thuộc nhiều vào bản chất của chất ô nhiễm, mức độ tập trung tìm thấy trong môi trường. Nhiều loài có khả năng chống chịu tốt nhưng một số loài sẽ hoàn toàn bị biến mất khỏi vùng bị ô nhiễm.
- Đối với quần thể sinh vật sống dưới nước cũng không tránh khỏi. Việc gây độc trực tiếp xảy ra khi chất gây ô nhiễm di động trong trầm tích làm thay đổi nồng độ pH trong nước làm hạn chế ánh sáng hoặc giảm sinh khối tảo trong nước.
- Nhiều cộng đồng động vật phù du bị thay đổi nhiều từ việc khai thác nghiêm trọng.
Như vậy, việc khai thác mỏ cần tối ưu hóa, nước sử dụng phải hiệu quả, áp dụng công nghệ tái sử dụng một cách tối đa. Đồng thời, những đơn vị khai thác cần loại bỏ những thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng, cũ, lạc hậu không đảm bảo tiết kiệm năng lượng và thải ra nhiều chất thải độc hại.
Congtyxulynuocthai.vn cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!