Các hệ thống sục khí sinh học xử lý nước

Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải không thể thiếu giai đoạn sục khí cung cấp oxy hỗ trợ cho quá trình sinh học tự nhiên. Hôm nay Hợp Nhất sẽ đi qua 5 phương pháp xử lý sử dụng sục khí trong bể xử lý riêng biệt.

Sục khí bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính (ASP) là quá trình sục khí và tuyển nổi để tách bùn ra khỏi nước. Với ASP, nước thải đầu vào phải được sục khí bơm oxy vào bể. Lượng oxy bổ sung cho phép VSV phát triển để phân hủy chất hữu cơ trong nước. Sau đó, nước chảy sang bể lắng. Khi đó, VSV lắng xuống đáy hình thành bông sinh học. Phần nước sạch đi ra bể lắng. Chu trình xử lý khép kín cho phép việc xử lý hiệu quả hơn miễn được cung cấp đủ nguồn oxy cần thiết.

Bùn hoạt tính trở thành phương pháp phổ biến vì mang lại ưu điển như khả năng xử lý đáng tin cậy, linh hoạt và xử lý nhiều nguồn thải khác nhau.

SBR

Tương tự như quá trình ASP, SBR chỉ thực hiện trong cùng một bể duy nhất thay vì dùng mỗi bước như quy trình thông thường. Các giai đoạn xử gắn liền với hoạt động sục khí tạo điều kiện để VSV tăng trưởng. Trong nhiều trường hợp, SBR hoạt động như hệ thống độc lập để tăng cường xử lý nước thải nhà máy, tùy thuộc vào chất lượng nước đầu vào và tiêu chuẩn nguồn nước sau xử lý.

Lợi thế của việc sử dụng SBR khi thích ứng với nguồn thải khác nhau, tự động hóa, yêu cầu ít không gian hơn vì không dùng nhiều bể chứa. Tuy nhiên thì SBR cũng có những hạn chế như yêu cầu vận hành phức tạp, bảo trì nhiều hơn và dễ xảy ra các vấn đề như tắc nghẽn thiết bị sục khí.

hệ thống sục khí sinh học

Sục khí SBBR

Bể phản ứng sinh học theo mẻ trình tự (SBBR) được phát triển gần đây để cải tiến quy trình SBR truyền thống. Mục tiêu của SBBR tăng tốc độ sục khí với thời gian lưu thấp hơn. Sự khác biệt của SBBR ngoài việc sử dụng sục khí thì còn dùng nhiều giá thể vào bể. Vật liệu phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm sinh học trong nước. Màng sinh học phát triển trên vật liệu hỗ trợ VSV phân hủy chất thải trong nước.

Khi chuyển đổi hệ thống SBR sang SBBR bao gồm việc bổ sung chất mang cần thiết cho phản ứng tăng trưởng lơ lửng. Quy trình mới này có thể tự động hóa quy trình bằng cách điều khiển tự động. Những hệ thống này cải tiến dựa trên hệ thống kiểm soát thời gian tối ưu.

MBR

Đây là hệ thống XLNT kết hợp quá trình màng với phương pháp tăng trưởng lơ lửng trở thành sự lựa chọn hàng đầu XLNT. MBR với quy trình tương tự như bùn hoạt tính nhưng thay vì đi qua bể lắng thì nước sẽ đi qua màng lọc có tác dụng tách bỏ chất rắn hiệu quả hơn. Trong đó, kích thước chất rắn sẽ quyết định loại màng bán thấm sử dụng như vi lọc, siêu lọc, RO.

Mỗi hệ thống MBR sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu lọc. Hệ thống phản ứng sinh học màng giúp tăng hiệu quả xử lý nước chất lượng cao, không yêu cầu diện tích, tạo ra ít bùn thải hơn. Tuy nhiên, MBR có những nhược điểm như phát sinh chi phí vận hành, thường xuyên lọc sạch màng hoặc yêu cầu bổ sung hóa chất trong quá trình xử lý.

Sục khí MBBR

Bể phản ứng màng sinh học chuyển động với giá thể nhựa chứa vsv phân hủy chất thải trong bể sục khí. Những giá thể giúp tối đa hóa diện tích bề mặt để cung cấp cho VSV phát triển. Nguồn oxy được cung cấp liên tục nhờ quá trình sục khí, cung cấp cho VSV để chúng hiệu quả hơn.

Ngoài việc loại bỏ chất thải hữu cơ, MBBR có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa và khử nito. Không cần bể lắng như ASP, nước thải sau xử lý hệ thống màng sinh học có xu hướng sạch hơn. Hệ thống này đang được cải tiến như kỹ thuật sục khí trong XLNT.

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR yêu cầu diện tích xây dựng thấp, yêu cầu bảo trì thấp, chống sốc tải hiệu quả và nhu cầu oxy sinh hóa lớn, loại bỏ nito. Mặc dù khá lý tưởng nhưng MBBR cũng  có những nhược điểm như yêu cầu giám sát liên tục.

5 công nghệ nêu trên đều mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả và tăng cường tái chế, tái sử dụng trong các quy trình công nghiệp. Nếu như bạn cần tư vấn thêm các yêu cầu liên quan đến cơ chế sục khí trong XLNT tăng hiệu quả công nghệ lựa chọn thì hãy liên hệ trực tiếp qua Hotline 0938.857.768.

Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ tư vấn và lựa chọn công nghệ XLNT phù hợp với đặc tính, mức độ ô nhiễm, quy mô, công suất và chi phí đầu tư của doanh nghiệp.