Giải pháp ứng dụng công nghệ MBBR xử lý nước

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR đã phát triển trong nhiều năm qua cùng các quy trình sinh học khác đang đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực XLNT. MBBR dựa trên màng sinh học để loại bỏ chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

Công nghệ này không ngừng được cải tiến về các quy trình một cách hiệu quả hơn, tốc độ phản ứng nhanh, là lựa chọn tuyệt vời vì chúng hiệu quả và giảm chi phí hơn so với các công nghệ khác.

 

Công nghệ MBBR xử lý nước thải

1. Công nghệ MBBR xử lý nước thải

1.1. Đặc tính của màng MBBR

Trong hệ thống màng sinh học MBBR, hiệu quả quá trình phụ thuộc vào nồng độ vi sinh vật, hiệu quả chuyển khối và thiết lập hệ thống. Nồng độ vi sinh vật không đổi trong quá trình ổn định, phụ thuộc vào chất nền thức ăn và khối lượng màng sinh học.

Do tính chất nhỏ gọn, hiệu quả cao và độ tin cậy lớn mà quy trình màng MBBR cũng được tích hợp trong các quy trình khác như bùn hoạt tính để tăng cường loại bỏ amoniac, quy trình kỵ khí. Ngoài ra, nó cũng kết hợp cùng với bể phản ứng sinh học màng MBR với độ bền cao nên yêu cầu xử lý nghiêm ngặt hơn.

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR
Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR

1.2. Các sự cố khi vận hành hệ thống MBBR

  • Nước thải chứa nhiều canxi, amoniac cùng nhiều khoáng chất sẽ hình thành việc kết tủa hóa học.
  • Việc tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất mang màng sinh học sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả của bể như giảm diện tích bề mặt, cản trở sự chuyển đổi và đòi hỏi năng lượng nhiều hơn.
  • Việc thay đổi các thành phần nước thải như tăng tải lượng hữu cơ trong quá trình nitrat hóa hoặc anammox dẫn đến sự cạnh tranh thức ăn giữa các vi khuẩn dị dưỡng.
  • Khi màng sinh học tiếp xúc nhiều với các chất độc hại hoặc sự thay đổi đột ngột của quá trình tăng cường sục khí dẫn đến hàng loạt vấn đề về quy trình hoặc hư hỏng các thiết bị bên trong.

2. Vì sao bạn nên dùng công nghệ MBBR?

  • MBBR hoạt động dựa trên sự tăng trưởng sinh khối trên các giá thể nhựa trong bể phản ứng sinh học khuấy động nhờ hệ thống sục khí.
  • Màng sinh học hình thành trên chất mang hiệu quả hơn các bông sinh học giúp bể phản ứng thể tích nhỏ hơn các bể bùn hoạt tính.
  • Chất rắn hoặc bùn thải ra chất mang được loại bỏ khỏi hệ thống bằng cách lọc sạch mà không cần tuần hoàn. Bên cạnh đó, quá trình hút bùn tự động nên việc vận hành hệ thống XLNT dễ dàng hơn.
  • Với hệ thống màng sinh học so với hệ thống tăng trưởng lơ lửng với quy trình linh hoạt, yêu cầu không gian nhỏ hơn, thời gian lưu thủy lực thấp, tăng khả năng thích ứng với sự thay đổi của chu trình.

Công nghệ MBBR xử lý nước thải

3. Kết hợp dùng công nghệ MBBR và DAF

MBBR với quá trình màng cố định, chu trình khép kín khi sinh khối trở nên quá dày và nặng nên màng sinh học không thể giữ chúng trong thời gian lâu. Do đó, chất lơ lửng bị bong ra khỏi bể và được thu giữ và xử lý tại bể tuyển nổi không khí hòa tan (DAF).

Hệ thống với sự kết hợp giữa MBBR và DAF giúp tách và tối ưu hóa hiệu quả loại bỏ chất rắn. Khi dòng nước ra khỏi bể sinh học cũng được làm đông tụ – tạo bông để tăng kích thước hạt. Hỗn hợp này đi vào hệ thống DAF, hạt chất rắn nổi lên trên bề mặt và được tách bỏ liên tục.

Đối với vấn đề mùi hôi của hệ thống xử lý nước thải, kiểm soát quá trình hiện tại là chìa khóa. Nhưng với hệ thống MBBR hoàn toàn không có phát sinh mùi hôi mà thay vào đó việc xử lý sinh học diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Với những ưu điểm và lợi thế, MBBR thường được ứng dụng để xử lý nước thải dầu mỡ, sản xuất giấy bao bì, sinh hoạt hộ gia đình, nước thải sản xuất,… Công nghệ này được đánh giá là một trong những công nghệ mới, tiên tiến với hiệu suất loại bỏ tốt các chất ô nhiễm khác nhau.

Hiện nay, các dự án xử lý nước thải mà nhà thầu xử lý nước thải Hợp Nhất đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp cũng áp dụng thành công giải pháp MBBR cho một số nguồn thải khác nhau. Nếu như bạn vẫn đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp