Khái niệm tài chính xanh và cách ứng dụng

Ngoài tăng trưởng xanh, tài chính xanh là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế mới. Mặc dù tạo ra nhiều thách thức, nhưng tài chính xanh sẽ là cơ hội để Việt Nam tập trung giải quyết và xây dựng hướng phát triển mới bền vững và hiệu quả hơn.

Tài chính xanh là gì?

  • Là quá trình hỗ trợ tài chính để tăng trưởng xanh vừa giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính vừa giảm ô nhiễm môi trường.
  • Các ngân hàng thương mại và định chế tài chính nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm xanh và sử dụng nguồn năng lượng mới, sản xuất nông nghiệp sinh thái thông qua ưu đãi lãi suất.
  • Phát triển xu hướng BVMT và chuỗi giá trị xanh để xây dựng tiêu chí xanh về hành vi mua sắm hàng hóa và dịch vụ.

Điển hình, ngân hàng HSBC cam kết sẽ dành 100 tỷ đồng để hỗ trợ cho dự án xử lý khí thải, đầu tư vào công nghệ giảm khí cacbon và tăng tính bền vững của môi trường. Bên cạnh đó, ngân hành này sẽ giảm việc cho vay đối với ngành nhiệt điện than vì tăng tính rủi ro gây ô nhiễm cho môi trường.

Các quốc gia áp dụng tài chính xanh

  • Ở Mỹ có Luật Ngân hàng xanh (2005) với hệ thống tài chính xanh.
  • Ở Anh có Ngân hàng đầu tư xanh giúp huy động linh hoạt nhiều nguồn vốn, giúp định giá rủi ro thị trường tài chính và tập trung phát triển dự án phát triển bền vững.
  • Ở Hàn Quốc có tổ chức bảo lãnh tín dụng phi lợi nhuận (Tổng Công ty Công nghệ tài chính KOTEC) giải quyết vấn đề thiếu hụt tài chính, đánh giá và cấp giấy phép xanh cho doanh nghiệp trong tất cả ngành nghề/lĩnh vực.
  • Ở khu vực Nam Phi, Chính phủ nước này đã cam kết tái cấu trúc nền kinh tế bằng cách hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh như bảo tồn hệ sinh thái và chủ động ứng phó với BĐKH.
  • Ở Trung Quốc, chương trình xanh hóa thị trường tập trung vào các mục tiêu như ngăn ngừa ô nhiễm, tái chế tài nguyên, giao thông sạch, năng lượng sạch, bảo vệ hệ sinh thái và thích ứng với BĐKH.
Khái niệm tài chính xanh và cách ứng dụng
Khái niệm tài chính xanh và cách ứng dụng

Vì sao phải ứng dụng ngân hàng xanh?

  • Đầu tư vào những dự án thân thiện với môi trường, phát triển bền vững phù hợp với bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội.
  • Là điều kiện để mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và nhiều ngành công nghiệp.
  • Mục tiêu phát triển của ngân hàng xanh là sử dụng hợp lý nguồn lực, năng lượng và khuyến khích việc tài trợ vào nhiều dự án thân thiện với môi trường.

Một số sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng xanh

  • Ngân hàng bán lẻ: cung cấp sản phẩm hiệu ứng xanh, đầu tư vào dự án tiết kiệm năng lượng, lắp đặt công nghệ sử dụng năng lượng mới, xây dựng công trình xanh ít tốn năng lượng, ít xả thải cũng như loại bỏ nhiều thiết bị tiêu tốn nhiều nhiên liệu.
  • Ngân hàng đầu tư doanh nghiệp: bảo hiểm xanh, bảo hiểm khí thải hướng đến công nghệ sạch, giảm khí thải, đánh giá dự án khí thải thấp.
  • Quản trị tài sản gồm quỹ tài chính xanh, đầu tư xanh và quỹ khí thải.

Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam

  • Ở Việt Nam có 3 ngân hàng áp dụng hệ thống quản lý gắn liền với BVMT gồm Sacombank, Techcombank và Vietinbank.
  • Các ngân hàng chủ động yêu cầu KH phải lập ĐTM, xây dựng tiêu chí môi trường, giám sát quy định BVMT.
  • LienVietPostBank cũng triển khai ngân hàng xanh bằng các hoạt động chính như văn phòng xanh, tái sử dụng giấy và xây dựng quầy giao dịch xanh.

Làm thế nào để phát triển tài chính xanh ở Việt Nam?

  • Là điều kiện để xây dựng chiến lược phát triển nhiều ngành công nghiệp xanh.
  • Tập trung kinh phí để hoàn thiện chiến lược tăng trưởng xanh, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và ứng dụng năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và ứng dụng năng lượng tái tạo.
  • Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh với lợi nhuận tối thiểu.
  • Xem xét vấn đề hệ thống tài chính hỗ trợ cho ngành công nghiệp xanh và tăng trưởng bền vững, nhất là nền kinh tế ít phát thải cacbon.
  • Nâng cao ý thức BVMT như tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phân loại rác và xây dựng thói quen tiêu dùng để chọn sản phẩm sạch hơn.
  • Tham gia nhiều tổ chức tài chính quốc tế như WB, IFC, Ngân hàng phát triển châu Á cùng nhiều quỹ tài chính xanh quốc tế khác.

Với những lợi ích lâu dài, doanh nghiệp ở Việt Nam cần thay đổi phương thức sản xuất và ứng dụng ngay tăng trưởng xanh, tài chính xanh để đưa sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường hơn.

Truy cập congtyxulynuocthai.vn để được hỗ trợ về các dịch vụ xử lý, hồ sơ môi trường!