Sau những thảm họa môi trường, năm 2021 toàn thế giới đang có sứ mệnh bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường tự nhiên nhằm phòng tránh thiên tai, biến đổi khí hậu.
Cùng congtyxulynuocthai.vn theo dõi những phân tích dưới đây!
Khi trái đất dồn dập đón nhận tin buồn
Thảm họa thiên tai toàn cầu không chỉ đe dọa làm phá hủy môi trường sinh thái mà còn tác động nặng nề đến chất lượng cuộc sống của con người. Giai đoạn 2019 – 2020 đã chứng kiến hàng loạt thiên tai diễn biến phức tạp vượt ra tầm kiểm soát của con người.
Thiên tai liên tiếp xảy ra
Cuối năm 2019 và năm 2020, có thể nói đây là khoảng thời gian chưa bao giờ trái đất phải đối mặt với nhiều vấn đề và khủng khiếp đến như vậy.
Đầu năm 2020, cháy rừng ở khu vực Amazon đã khiến hàng triệu người ngỡ gàng vì lá phổi xanh của nhân loại bị tàn phá nặng nề. Cháy rừng đã làm mất đi diện tích đất nông nghiệp lớn cùng thời tiết khô hanh khiến đám cháy đã mạnh lại càng dữ dội hơn.
Cháy rừng đã cướp mất gần 8 km2 lãnh thổ ở Brazil, làm hủy hoại môi trường sống của nhiều loài sinh vật cũng như đánh mất đi sự đa dạng sinh học. Đám cháy trên quy mô rộng lớn khó tránh khỏi làm phát sinh khói bụi, dự tính đã có khoảng 228 triệu tấn khí CO2 thải vào khí quyển khiến trái đất nóng dần lên.
Bão, lũ lụt hoành hành với mức độ thường xuyên, liên tục ở khu vực châu Á như Nhật Bản, Philippin, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc,… đã cướp đi nhiều sinh mạng của nhiều người và tàn phá nhiều tài sản, nhà cửa, công trình công cộng.
Tài nguyên thiên nhiên 2021 đã và đang bị bào mòn
Ở phía Bắc, tốc độ băng tan ở Greeland gia tăng chóng mặt với 370 tỷ tấn băng biến mất do nhiệt độ tăng cao kỷ lục. Cũng trong vòng 2 năm trở lại đây, nhiệt độ trái đất ghi nhận được ở ngưỡng trung bình 40 độ C ở các nước châu ÂU.
Không chỉ dừng lại ở việc khiến băng tan, nước biển dâng, cháy rừng khiến hệ sinh thái ở dưới lòng đại dương cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Rừng tảo bẹ và thềm san hô ở nhiều bờ biển dần biến mất. Có rất ít người biết hết được vai trò của chúng.
Xem thêm về dịch vụ xử lý nước thải!
Một số thềm san hô là nơi cư trú của nhiều loại sinh vật biển. Còn tảo bẹ giúp kiểm soát lượng khí cacbon trong khí quyển thông qua quá trình quang hợp, ước tính chúng có thể hấp thụ đến 600 triệu tấn CO2.
Ngoài các thiên tai và sự suy giảm của hệ sinh thái, nhiều loài động vật cũng đang ở ngưỡng báo động. Ở Bỉ có khoảng 12% loài ong bị tuyệt chủng, 33% đang trên đà dần bị xóa sổ vì môi trường sống bị tàn phá vì người dân lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp quá nhiều. Theo đó nhiều loài ốc sên ở Hawaii và chuột đuôi gấm Bramble Cay cũng bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu.
Khát vọng xanh năm 2021
Với những thảm họa môi trường, sự nổi giận của thiên nhiên cũng như hàng loạt thiên tai ập đến khiến con người trở tay không kịp có thay đổi nhận thức của họ về môi trường sống. Các thảm họa này tác động rất lớn, làm thay đổi quá trình phát triển kinh tế – xã hội toàn diện cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Những thiệt hại do sự tàn phá của môi trường là hồi chuông cảnh báo đã đến thời điểm con người tìm ra hướng đi đúng đắn nhất để giải quyết triệt để và ngăn chặn nhiều thiên tai xấu có thể xảy ra trong tương lai. Đáng chú ý nhất là cần nâng cao nhận thức xanh hóa môi trường bằng những hành động thiết thực nhất.
Bắt đầu từ năm 2020, Hiệp định Paris bắt đầu được triển khai. Trong khi đó từ năm 2007, Ủy ban châu Âu (EC) đã đặt ra mục tiêu chống BĐKH đến năm 2020 như cắt giảm 20% khí nhà kính, thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu tái tạo và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng sạch.
Ở nước ta, ý thức sống xanh cũng dần lan tỏa trong cộng đồng, nhất là bộ phận các bạn trẻ thế hệ của tương lai trong vấn đề BVMT sống ngày càng có thái độ sống tích cực hơn. Hàng loạt sự kiện nổi bật như trồng cây xanh, dọn rác bờ biển và bắt đầu sử dụng vật dụng, sản phẩm thân thiện với môi trường được làm từ phế phẩm nông nghiệp, thực vật,… nhằm thay thế sản phẩm làm từ nhựa.
Chi tiết về dịch vụ xử lý khí thải của Hợp Nhất!