Phát minh sáng tạo, đơn giản trong xử lý nước thải nhằm tái sử dụng cho các hoạt động sản xuất là một trong những lĩnh vực đang được ưu tiên phát triển.
Một trong những yếu tố quan trọng để tăng cường hiệu quả XLNT là tìm ra nhiều ý tưởng, mô hình và công nghệ mới với năng suất cao và tiết kiệm chi phí tối ưu nhất. Tuy nhiên, tính khả thi và ứng dụng thực tế quyết định đến khả năng xử lý thành công của từng mô hình.
Ngoài những cách xử lý nước truyền thống, một bộ phận các cá nhân, tổ chức quan tâm đến các vấn đề môi trường đã và đang nghiên cứu nhiều mô hình XLNT với nhiều ưu điểm hơn.
Phát minh biến nước bẩn thành nước sạch
Đó là giải pháp an toàn quan trọng cho khu vực khan hiếm nước với tên gọi LifeStraw. Nền tảng để phương pháp này ra đời khi Trái Đất được bao bọc bởi 70% là nước nhưng chỉ có 1% lượng nước an toàn để con người sử dụng.
Với nhu cầu bức thiết hiện nay, máy khử mặn Omniprocessor ra đời với tính năng độc đáo cho phép sản xuất nguồn nước sạch tuyệt đối. Chức năng chính của thiết bị là chiết xuất và thanh lọc nước thải phát sinh từ hoạt động của con người.
Điểm mới của bộ lọc nước là chuyển nước bị ô nhiễm thành nước uống an toàn. Ưu điểm của thiết bị là nhẹ, nhỏ gọn và được làm bằng nhựa, không chất hóa học và không sử dụng điện. Vì thế không chỉ có tính năng lọc nước ưu việt mà nó còn tiết kiệm năng lượng tối đa.
Điểm nổi bật của hệ thống là giảm được độ đục của nước bằng cách khử được hạt ô nhiễm có kích thước lớn cũng như khả năng loại bỏ nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút gây hại đến 99,99%. Do đó mà thiết bị này cung cấp đến 1.000 lít nước sạch và tinh khiết.
Phát minh XLNT sinh học để sản xuất nhựa và điện
Để đảm bảo mục tiêu an ninh nguồn nước về áp lực nước ngọt ngày càng gia tăng. Người ta đã áp dụng công nghệ sinh học mang lại giá trị và hiệu suất tối ưu. Cụ thể họ đã kết hợp xử lý nước thải sinh học để tạo ra ngành công nghiệp mới. Trong đó:
- Sản xuất nhựa từ nước thải: trong quá trình xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, người ta dùng cacbon hữu cơ để nuôi cấy VSV thành nhựa sinh học PHA. Và nhà máy XLNT ở Bỉ đã sản xuất thành công nhựa PHA nhờ sự kết hợp giữa XLNT sinh học và bùn thải đô thị.
- Sản xuất nguồn điện từ nước thải: chủ yếu sử dụng các tế bào điện phân vi sinh vật (MECs) có khả năng biến đổi chất thải dễ phân hủy sinh học thành khí H2, nhiên liệu sinh học và nhiều sản phẩm có giá trị khác. Nhờ ứng dụng MECs vào xử lý sinh học mà nhiều HTXLNT tạo ra nước thải chứa nhiều chất hữu cơ tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng.
Dùng TiO2 để XLNT hộ gia đình
Đây là ý tưởng phát minh của học sinh ứng dụng vật liệu Nano TiO2 để XLNT hộ gia đình. Lấy đề tài từ nguồn nước sông Tô Lịch bị nhiễm bẩn nghiêm trọng, 2 học sinh là Hoàng Nhật Minh và Bùi Linh Ngân ở Hà Nội đã tìm ra phương pháp XLNT mới.
Ngoài ra lấy ý tưởng từ các chuyên gia môi trường và ấn tượng với nền khoa học ở Nhật Bản phát triển đã ứng dụng thành công nhiều thành tựu nổi bật về môi trường mà 2 em đã tự tìm tòi và nghiên cứu về khả năng xử lý nước bẩn của TiO2.
Dưới sự hướng dẫn của nhiều giáo sư, Minh và Ngân đã thiết kế sơ bộ thiết bị xử lý nước thải đơn giản với bể lọc nước chứa TiO2, đèn chiếu sáng và máy bơm tuần hoàn ở quy mô phòng thí nghiệm chỉ trong vòng 1 tháng. Kết quả thiết bị hoạt động sau 4 giờ là nước thải được làm sạch đến 70%, dưới tác dụng của ánh sáng ngoại tử có bổ sung thêm TiO2.
Để sáng tạo ra mô hình XLNT này, 2 em đã học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên thế giới về việc ứng dụng TiO2 để xử lý nước thải sinh hoạt.
Trên đây là một trong những ý tưởng hay để nâng cao khả năng loại bỏ chất bẩn ô nhiễm. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí cũng như tìm hiểu thêm nhiều HTXLNT đạt chuẩn hơn thì liên hệ ngay công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.