Trước khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải cần thu thập đầy đủ nhiều yếu tố như lưu lượng, tính chất, nguồn gốc nước thải cũng như xác định công suất, công nghệ phù hợp hơn. Dưới đây là 5 vấn đề chủ đầu tư cần lưu ý để hệ thống được xây dựng chất lượng và vận hành ổn định hơn.
1. Xác định nguồn gốc và tính chất của nước thải
Tính chất của nước thải về cơ bản được chia thành các nhóm:
- Các chất hữu cơ – vô cơ.
- Hợp chất dinh dưỡng như nito – photpho.
- Hợp chất tan – không tan.
- Kim loại nặng.
- Hóa chất độc hại, muối, axit, bazo.
- Dung môi hữu cơ.
Nguồn nước ô nhiễm càng cao thì mức độ và nồng độ ô nhiễm càng lớn. Theo đó, tính chất của nước thải gồm nhiệt độ, độ màu, mùi và chất rắn.
Hiện nay, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với từng loại nước như sau:
- Nước thải sinh hoạt: QCVN 14:2008/BTNMT.
- Nước thải y tế: QCVN 28:2010/BTNMT.
- Nước thải công nghiệp: QCVN 40:2011/BTNMT.
- Nước thải chăn nuôi: 04/2016/TT-BTNMT.
- Quy chuẩn của nước thải chế biến thủy sản: QCVN 11-MT:2015/BTNMT.
- Nước thải giấy và bột giấy: QCVN 12-MT:2015/BTNMT.
2. Phải xác định các thông số ô nhiễm
Thông số ô nhiễm phải thường xuyên đo đạc, kê khai theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải hiện hành. Và nếu nước thải chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thông số ô nhiễm được xác định trong hồ sơ môi trường đã được cơ quan phê duyệt, xác nhận.
Mỗi loại nước thải sẽ có tiêu chuẩn và thành phần ô nhiễm khác nhau như nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, y tế và làng nghề.
3. Phải xác định phương pháp xử lý nước thải phù hợp
Đa phần, hệ thống xử lý nước thải đều bao gồm 3 phương pháp xử lý chính dưới đây:
- Vật lý: xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý chủ yếu loại bỏ chất rắn không hòa tan, hạt keo ra khỏi nước, các công trình xử lý gồm lắng, lọc, hấp thụ, trao đổi ion, điện phân,…
- Hóa học: phương pháp này bao gồm các giai đoạn như tạo bông, keo tụ, kết tủa, oxy hóa, trung hòa, hấp phụ,… và thường dùng để xử lý nước thải công nghiệp.
- Sinh học: được ứng dụng cho tất cả hệ thống xử lý nước thải với sự có mặt của quần thể vsv hiếu khí – kỵ khí để phân hủy chất ô nhiễm.
4. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải hiện đại, tiên tiến
Xây dựng HTXLNT rất quan trọng, đặc biệt là lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp nhất. Mỗi công nghệ sẽ mang lại những đặc trưng, những ưu nhược điểm cũng như tiêu chuẩn xử lý riêng biệt nhất. Vì thế mà công nghệ khá đa dạng với cách thức và phương pháp xử lý tùy theo từng nguồn thải.
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn những công nghệ dưới đây để áp dụng cho hệ thống của mình:
- Công nghệ xử lý nước thải MBBR.
- Công nghệ màng lọc sinh học MBR.
- Công nghệ xử lý AAO.
- Công nghệ sinh học theo mẻ SBR.
- Công nghệ xử lý hóa lý kết hợp sinh học.
5. Xác định chi phí xây dựng hệ thống hoàn chỉnh
Chi phí xử lý nước thải là vấn đề mà chủ đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thiết kế và thi công HTXLNT hoàn chỉnh. Với kinh nghiệm của Hợp Nhất, chúng tôi xin đưa ra một số yếu tố tác động đến chi phí xử lý như sau:
- Căn cứ vào diện tích, lưu lượng, đặc tính nguồn thải mà lựa chọn vật liệu xây dựng hệ thống như bê tông cốt thép, bồn nhựa composite, thép, inox,… thì chi phí sẽ dao động khác nhau.
- Dựa vào nguồn tiếp nhận để chọn công nghệ xử lý phù hợp: điều này quyết định cần xử lý tiêu chuẩn loại A và B. Tiêu chuẩn loại A thì yêu cầu hệ thống xử lý với chi phí cao hơn tùy theo công nghệ được sử dụng.
- Lựa chọn thiết bị – máy móc: so với thiết bị Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam thì thiết bị từ các nước G7 thường có giá cao hơn khoảng 30 – 40%.
- Bên cạnh đó cũng cần tính toán hợp lý diện tích xây dựng, loại nước thải, đơn vị tư vấn,… thì sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm khoản chi phí tối ưu.
Trên đây là 5 vấn đề chủ đầu tư cần lưu ý khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải được Hợp Nhất tích lũy từ kinh nghiệm thực tế, tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.
Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất hiện là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư lớn đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Có bất kỳ nhu cầu nào, Quý Khách hàng liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ chi tiết hơn nhé!