Xử lý chất thải phát sinh trong công nghiệp tại các vùng nông thôn và thành thị như thế nào để đạt hiệu suất cao? Ứng dụng phương pháp nào?
Ở khu vực đô thị và nông thôn, chất thải rắn, CTNH là một trong những vấn đề vẫn chưa được xử lý triệt để làm phát sinh hàng loạt vấn đề và hệ lụy cho đời sống con người và môi trường. Vậy nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải hiệu quả là gì?
- Vận dụng công nghệ mới, hiện đại, đơn giản nhưng không lạc hậu, đảm bảo xử lý hiệu quả, an toàn và không gây ô nhiễm.
- Giá thành hợp lý và khả năng tận dụng giá trị của CTR để tái tạo tài nguyên.
- Phải tương thích với điều kiện thực tế ở từng địa phương.
- Các yếu tố khác như vốn đầu tư, chi phí vận hành, hiệu suất, mức tiêu thụ năng lượng,… cũng cần được xem xét.
Phương pháp thiêu đốt
- Thiêu đốt thường dùng để xử lý CTR công nghiệp, y tế và nhiều CTNH khác. Vì thế mà các nước như Nhật Bản, Đức, Thụy Sĩ,… sử dụng phương pháp thiêu đốt nhiều nhất.
- CTNH y tế chủ yếu dùng lò đốt công suất nhỏ và nhiều tuyến bệnh viện trang bị lò đốt đạt tiêu chuẩn là rất ít.
- Rác thải công nghiệp xử lý bằng phương pháp thiêu đốt hầu như đã đáp ứng tiêu chuẩn nhưng khu xử lý tập trung lại không nhiều.
- Việt Nam cần học hỏi thêm về công nghệ của các nước như Singapore, Nhật, Đức,… với khả năng loại bỏ hết yếu tố độc hại.
Vai trò của thiêu đốt trong xử lý chất thải
- Giảm bớt chất thải cho khâu xử lý cuối cùng như chôn lấp tro, xỉ.
- Năng lượng từ việc thiêu đốt có thể được tận dụng cho lò hơi, lò sưởi hoặc phát điện cho nhiều ngành khác.
- Để khống chế ô nhiễm phải thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò đốt chuyên dụng. Tùy thuộc vào từng thành phần khí thải mà lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp như phương pháp hóa học (kết tủa, oxy hóa, trung hòa), hóa lý (hấp thụ/phụ, điện ly) và cơ học (lọc, lắng).
Xem thêm bài viết giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi!
Xử lý chất thải bằng cách chôn lấp
- Rác thải công nghiệp thường không được tái chế mà dùng phương pháp chôn lấp CTNH, chất phóng xạ tại các bãi chôn lấp chuyên dụng.
- Chôn lấp giúp kiểm soát sự phân hủy CTR. Chất thải bị phân hủy sinh học tạo ra chất hữu cơ, nito, hợp chất amon và khí CO2, CH4.
- Tuy nhiên quá trình đô thị hóa khiến lượng rác thải không ngừng tăng lên, nhất là sản phẩm từ nhựa, nilon,… khiến các bãi chôn lấp không còn khả năng xử lý.
Phương pháp tái chế để xử lý chất thải
- Tái chế là phương pháp xuất hiện nhiều trong các làng nghề như tái chế kim loại, nhựa và giấy.
- Cách này mang lại nhiều giá trị như giảm thiểu lượng rác thải, giảm tác động môi trường, thường không tốn kém chi phí xử lý,…
- Tuy nhiên, công nghệ tái chế lại khá lạc hậu, cũ, cơ sở hạ tầng kém và quy mô hoạt động nhỏ nên thường kéo theo các vấn đề ô nhiễm môi trường. Hàng loạt cơ sở gây ô nhiễm vì đa phần các cơ sở tái chế thuộc sở hữu tư nhân nên hoạt động kinh doanh một cách tự phát rất khó quản lý và kiểm soát.
- Đặc biệt là rác thải điện tử là một trong những điều gây bức xúc nhất trong thời gian qua. Các sản phẩm máy tính, tivi,… được thu gom và tái chế thành sản phẩm mới như chai lọ, túi nilon nhưng điều đáng nói là công nghệ tái chế khá lạc hậu và sơ sài.
Phương pháp ủ sinh học
- Đây là quá trình ổn định sinh hóa chất hữu cơ và phân giải nhanh các tạp chất như gluxit, lipit, protein nhờ VSV hiếu khí và kỵ khí đảm nhận.
- Đây cũng là hướng đi mới trong việc xử lý chất thải có ý nghĩa BVMT và thân thiện với môi trường.
- Để việc ủ sinh học diễn ra thuận lợi, người ta phải kiểm soát và theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và độ thông khí để giữ khu vực ủ trong trạng thái hiếu khí.
Đặc điểm của phương pháp ủ sinh học là gì?
- Nguồn nguyên liệu lớn, quy trình đơn giản và giá thành sản xuất rẻ.
- Tạo ra nguồn phân bón chứa nhiều yếu tố vi lượng mà phân bón hóa học không có.
- Thân thiện với môi trường và vsv có trong đất và môi trường.
- Sản phẩm ủ cuối cùng là CO2, nước và hợp chất hữu cơ (lignin, xenlulo, sợi,…).
Phương pháp ép kiện
- Cách này thường dùng trong nhà máy chuyên xử lý rác thải. Rác sẽ được phân loại bằng phương pháp thủ công.
- Đối với CTR (chai lọ, kim loại,…) thu hồi để đem đi tái chế. Những chất thải còn lại đưa qua máy ép thủy lực nén thành khối rác.
Để biết thêm các tin tức môi trường hay công nghệ – giải pháp xử lý môi trường bạn đọc vui lòng truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để biết chi tiết!