Giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi

Ngày càng nhiều hệ thống văn bản pháp lý về BVMT và xử lý chất thải chăn nuôi dần được cải thiện, công nghệ xử lý không ngừng được nâng cấp, bổ sung. Thế nhưng còn tồn tại nhiều hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ nên cơ quan chức năng không thể kiểm soát và quản lý.

Theo thống kê từ Bộ NN&PTNT hiện nước ta có 12 triệu hộ gia đình chăn nuôi với 23.500 hộ chăn nuôi tập trung. Bộ TNMT cũng cho biết thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ngày càng diễn biến phức tạp và khó xử lý dứt điểm.

Trong đó chỉ có 60% chất thải được xử lý nhưng không đạt chuẩn và 40% còn lại chưa xử lý và thải thẳng ra ngoài môi trường. Vậy những công nghệ nào đã và đang được ứng dụng sẽ giải quyết các vấn đề môi trường mà ngành chăn nuôi gây ra?

Xử lý chất thải chăn nuôi theo hướng đồng bộ

Mặc dù áp dụng nhiều chính sách và công nghệ trong việc xử lý chất thải ô nhiễm nhưng vấn nạn ô nhiễm không có dấu hiệu thuyên giảm và trở thành đề tái “nóng” đối với tất cả các địa phương trên toàn quốc.

Xuất phát từ thực tế sản xuất và nhu cầu của người dân nhưng vẫn chưa phù hợp với quy định, chính sách và công nghệ mới nên quá trình xử lý còn gặp nhiều hạn chế. Do đó cần đề xuất biện pháp xử lý đồng bộ để xử lý chất thải chăn nuôi nhằm “xóa bỏ” tình trạng ô nhiễm.

Kể từ khi dự án Hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp LCASP ra đời đã chuyển hướng công nghệ xử lý môi trường từ công nghệ sinh học sang công nghệ xử lý chất thải làm phân bón hữu cơ làm chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Vì thế, Bộ NN&PTNT cần ban hành thêm nhiều quy chuẩn kỹ thuật về xử lý nước thải chăn nuôi ứng dụng trong ngành nông nghiệp, khuyến khích người dân đầu tư công nghệ xử lý nước thải bằng hầm biogas hiện đại.

Xử lý chất thải chăn nuôi
Thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi

Theo đó các địa phương, đơn vị quản lý tài nguyên môi trường cần có kế hoạch cắt giảm lượng nước sử dụng trong chăn nuôi, nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích chăn nuôi tiết kiệm nước nhằm giảm khối lượng nước thải xả ra môi trường.

Các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi có đặc thù ô nhiễm hữu cơ cao rất khó xử lý chưa kể việc đầu tư HTXLNT đạt chuẩn lại tốn khá nhiều chi phí. Do đó mỗi công nghệ xử lý hiệu quả hoặc có khả năng thu hồi năng lượng tái sản xuất là điều kiện cần thiết giúp chi phí đầu tư đáng kể.

Ngành chăn nuôi nước ta có nhiều lợi thế để phát triển, vì thế mà có số lượng và chất lượng của gia cầm gia súc không ngừng tăng lên. Trong khi đó, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta chủ yếu áp dụng theo 3 phương pháp xử lý CTR, xử lý chất thải lỏng và xử lý khí thải. Trong đó, người ta ứng dụng khá nhiều phương pháp ủ phân và công nghệ sinh học với quá trình chuyển đổi chất hữu cơ làm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.

Đánh giá công nghệ khí sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi

Trong đó, công nghệ khí sinh học trong môi trường yếm khí trong ngăn kín được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như xây bằng gạch xi măng, composite, màng HDPE hoặc túi nilong. Công nghệ này chủ yếu xử lý chất thải lỏng (nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, nước vệ sinh lò mổ) và chất khí (CO2, NH3, CH4, H2S).

Xử lý bằng công nghệ ép tách phân dựa trên nguyên tắc lưới lọc cho phép hỗn hợp chất thải đi qua máy ép giúp giữ lại các chất thải rắn nguy hại. Sau đó, lượng chất thải này được ép khô và đem đi xử lý, lượng nước còn lại chảy riêng ra ngoài và dẫn về bể khí sinh học để tiếp tục xử lý. Mặc dù tốn kém nhưng công nghệ này khá hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích xây dựng là một trong những biện pháp hiệu quả đối với nhiều trang trại chăn nuôi lợn, trâu bò có quy mô lớn.

Ngoài ra còn có công nghệ đệm lót sinh học ứng dụng vi sinh giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong khu vực chăn nuôi. Bằng việc sử dụng công nghệ này giúp giảm 80% nước sử dụng, tiết kiệm nhiều sức lao động, tiết kiệm thức ăn, giảm dịch bệnh, giảm chi phí thú y giúp chất lượng thịt của vật nuôi được nâng cao.

Ngoài ra hệ thống tách chất thải rắn và nước thải ngày càng được nhiều trang trại chăn nuôi ứng dụng. Các trang trại chăn nuôi heo thường sử dụng mô hình này để xử lý môi trường.