Phương pháp xử lý bụi lò thép công nghiệp

Phương pháp nào xử lý bụi lò thép hiệu quả và giảm thiểu nguy hại này đến môi trường? Các hoạt động luyện phôi thép thường có khối lượng chất thải phát sinh lớn. Vì vậy, việc xử lý CTNH từ bụi thép thành chất thải thông thường mang đến nhiều lợi ích, trong đó lợi ích lớn nhất là giảm chi phí cho doanh nghiệp, ngoài ra họ có thể bán chất thải cho các đơn vị khác.

Xử lý bụi lò thép

1. Tình hình xử lý bụi lò thép ở Việt Nam

Nước ta có rất ít nhà máy xử lý bụi thép, nhiều nhà máy phải chật vật thuê công ty xử lý thép đến thu gom, vận chuyển đi nơi khác để xử lý. Trước đây, nhiều công ty phải thu gom và vận chuyển ra nhiều khu vực khác để xử lý nên chi phí rất cao, chưa kể khi vận chuyển bằng đường biển cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về sự cố môi trường như chìm tàu.

Hiện nay, có một số ít nhà máy xử lý bụi thép hoạt động với khả năng tái chế bụi thép để sản xuất oxit kẽm để thay thế kẽm cô đặc. Riêng đối với oxit kẽm có độ tinh khiết cao được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất lốp xe hơi, gốm sứ.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề môi trường từ các hoạt động này lại tồn đọng rất nhiều nguy cơ gây ô nhiễm không khí. Nguyên nhân ô nhiễm là do chưa vận hành hoặc không vận hành theo từng kỹ thuật xử lý khí thải tương ứng. Phần bụi sau khi thu hồi lại không được quản lý theo đúng với quy định về CTNH.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường

2. Tại sao gọi bụi thép là CTNH nguy hiểm?

Luyện thép chủ yếu sử dụng quy trình lò điện quang có sử dụng nguyên liệu đầu vào là phế liệu sắt, thép. Nguồn phế liệu thu gom từ nhiều nguồn khác nhau như thiết bị công nghiệp, điện tử,… chứa nhiều tạp chất và kim loại (chì, thủy ngân, asen, nhựa, hợp chất clo).

Trong quá trình luyện thép kim loại nặng bay hơi, tạp chất hữu cơ bị cháy và đi theo dòng khí thải nên bị giữ lại tại hệ thống xử lý khí thải lò đốt. Tuy nhiên, bụi phép là thành phần nguy hiểm chứa nhiều kim loại nặng độc hại như chất dioxin, furan và thành phần kẽm chiếm từ 20 – 35% tổng khối lượng.

Tại các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản quy định bụi thép là chất thải nguy hại. Còn ở Việt Nam cũng quy định chất thải rắn có thành phần nguy hại phát sinh từ quá trình xử lý khí thải của ngành luyện gang thép là CTNH. Trong khi đó, bụi thép phát sinh thường xuyên, liên tục có thành phần nguy hại vượt hoặc không vượt ngưỡng CTNH tại nhiều thời điểm khác nhau thì cũng được coi là CTNH. Nên chủ nguồn thải tiến hành lấy mẫu, phân tích các thành phần nguy hại trong bụi thép đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tại nhiều quốc gia có ngành luyện thép phát triển, Hàn Quốc, Thái Lan,… cũng đã sử dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn CTNH. Nhiều nhà máy xử lý bụi thép phải chịu sự quản lý chặt chẽ thông qua việc lưu giữ, vận chuyển và xử lý tại cơ sở.

3. Phương pháp xử lý bụi thép phổ biến

Để xử lý bụi lò thép, có thể tham khảo các phương pháp sau đây:

  • Quy trình tái chế hoàn toàn: Chủ yếu diễn ra trong quá trình trộn bùn thép cùng chất phụ gia. Tiếp theo sẽ tuần hoàn chúng trong các lò hồ quang.
  • Quy trình xử lý tinh: Xử lý tinh đảm bảo loại bỏ hết lượng bụi đã thu hồi tại quy trình tái chế. Giai đoạn này cũng cho phép loại bỏ Clo và giảm thiểu tối đa lượng Flour.
  • Sử dụng buồng lắng bụi: Thường dùng để xử lý bụi thép có kích thước trên 50µm.
  • Sử dụng thiết bị cyclone: Thường sử dụng đối với các nhà máy có nồng độ bụi thép cao (lớn hơn 20mg/m3) và thiết bị này thường thường được lắp đặt để thu hồi bụi thô trước khi vào các thiết bị có khả năng lọc bụi có kích thước nhỏ hơn. 
  • Sử dụng hệ thống lọc bụi tĩnh điện: Xử lý bụi với nguyên lý là sinh ra vùng điện trường, khi dòng khí đi qua vùng điện trường, các hạt bụi sẽ bị nhiễm điện và sau đó chúng bị hút về phía các điện cực trái dấu và bám lên bề mặt điện cực. 

Ngoài ra, người ta cũng ứng dụng công nghệ Oxindus để khử bụi thép. Oxindus có khả năng xử lý triệt để bụi thải, thu hồi sắt với nguồn nguyên liệu cung ứng cho nhà máy luyện kẽm. Được biết, công nghệ này gồm 2 công đoạn chính dưới đây:

  • Công đoạn 1: Bố trí tại nơi sản xuất với bụi thải cùng chất phụ gia trước khi tuần hoàn vào hồ lò quang dưới dạng bánh thép. Cho phép nhà máy thu hồi lượng sắt lớn, nâng cao hàm lượng kim loại có giá trị và giảm hàm lượng chất ô nhiễm như Clo, Dioxin, Flo.
  • Công đoạn 2: Tiếp tục xử lý chất nguy hại thành nguyên liệu có giá trị để sản xuất kim loại khác như kẽm, chì,… bằng phương pháp thủy luyện.

Xem thêm bài viết về phương pháp xử lý bụi

Trên đây là một số thông tin về việc xử lý bụi lò thép, các bạn có thể tham khảo thêm quy trình xử lý bụi, khí thải các ngành công nghiệp khác tại chuyên mục Tin TỨC trên website của chúng tôi. Nếu có nhu cầu tư vấn, thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lú bụi, khí thải công nghiệp, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tận tình.