Vì sao các cử tri thường xuyên phản ánh tình trạng ô nhiễm tại các KCN, nhà máy, xí nghiệp xả khói bụi, khí thải và nước chưa qua xử lý ra ngoài môi trường?
Liên quan đến vấn đề này, theo thông tin mà Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu thì các cử tri thường xuyên phản ánh tình trạng môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc cho cộng đồng.
Bên cạnh đó thì nhiều vấn đề như quy hoạch HTXLNT, thu gom, tiêu thoát nước chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Vì đây là vấn đề của toàn xã hội nên các cử tri đề nghị Nhà nước cần có nhiều biện pháp đồng bộ hơn nữa trong việc xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường triệt để tại khu vực nông thôn và KCN, CCN, nhà máy,…
Luật quy định như thế nào về vấn đề BVMT tại các KCN?
Bộ TN&MT có vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã và đang hoàn thiện các biện pháp BVMT nói chung và công tác BVMNT tại các KCN, CCN, làng nghề. Hàng loạt hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT ngày càng được đồng bộ đóng góp to lớn vào giải pháp phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng môi trường đáng kể. Vậy có những văn bản luật nào được áp dụng có hiệu quả?
- Tại Điều 66 (KCN) và Điều 69, 70, 71 (khu vực nông thôn) trong Luật BVMT 2014 giúp quản lý tốt chất lượng môi trường tại nhiều địa phương.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, trong đó có các yêu cầu về quản lý nước thải, khí thải và chất rắn tại các cơ sửa sản xuất.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP có quy định chi tiết vấn đề BVMT làng nghề (Chương IV).
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật BVMT.
Ngoài các công cụ pháp lý nêu trên, các công cụ như thuế, phí BVMT cũng ngày càng được áp dụng cho các đối tượng như nước thải, chất thải rắn,… Đặc biệt các biện pháp, chế tài cũng từng bước được thực hiện có hiệu quả như thanh, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. Ví dụ như Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
Vì sao tình trạng ô nhiễm tại KCN tiếp diễn thường xuyên?
- Nhiều KCN xả thải hoặc xử lý không đạt chuẩn gây ô nhiễm môi trường cũng bị phát hiện và xử phạt.
- Môi trường bị ô nhiễm do hóa chất thuốc BVMT, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề tái chế.
- Việc thực thi pháp luật BVMT tại các tổ chức, cá nhân chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn tại nhiều KCN.
- Ý thức và trách nhiệm của các chủ đầu tư, cơ sở sản xuất còn gặp nhiều hạn chế.
- Công tác giám sát, thiết kế và vận hành hệ thống XLNT tại các KCN chưa quyết liệt và hiệu quả. Ngay từ giai đoạn chuẩn bị đến khâu thi công và vận hành dự án chưa được đầu tư đúng mức các hạng mục công trình BVMT.
Làm thế nào để khắc phục ô nhiễm tại các KCN?
Để thay đổi bộ mặt môi trường trong thời gian tới, Bộ TNMT tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp kinh tế, công nghệ cũng như ban hành nhiều chính sách hạn chế thực trạng ô nhiễm tại các KCN, nông thôn, làng nghề. Bao gồm các giải pháp xử lý nước thải công nghiệp với một số mục tiêu trọng tâm sau:
- Lựa chọn các công nghệ phù hợp với từng loại hình sản xuất tại các KCN tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT.
- Vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, xây dựng chế tài và nâng cao công cụ quản lý môi trường tại khu vực.
- Đôn đốc các KCN đẩy mạnh hoàn thiện việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải và đi vào vận hành chính thức.
- Thường xuyên tăng cường và tuyên truyền pháp luật BVMT tại các KCN, khu vực nông thôn của Sở TNMT, ban quản lý KCN, chủ đầu tư và cơ sở sản xuất.
- Lựa chọn công nghệ, giải pháp phù hợp từng khu vực đã vận hành có hiệu quả trước khi phổ biến các biện pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh, tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải trong sản xuất.