Hầu hết nước thải chăn nuôi chảy tự do ra môi trường xung quanh gây mùi hôi thối, đặc biệt vào những ngày oi bức. Trong đó nồng độ H2S và NH3 cao hơn mức cho phép khoảng 30 – 40 lần. Trong đó nước thải chăn nuôi heo chứa nhiều COD, N, P,.. cao hơn rất nhiều lần. Hiện nay, XLNT chăn nuôi còn gặp những vấn đề nào? Giải pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả?
1. Thiết kế hệ thống XLNT chăn nuôi
Đa phần các hệ thống hiện nay chỉ triển khai theo hướng đối phó, không đạt tiêu chuẩn, khi sử dụng công nghệ đơn giản chỉ phù hợp với nguồn nước tải trọng ô nhiễm thấp. Nói cách khác, mô hình xử lý nước thải chăn nuôi này chỉ mới đạt mức làm giảm tải trọng ô nhiễm nhưng chỉ dừng lại ở an toàn.
Các tiêu chí để thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả phải căn cứ vào các yếu tố quan trọng dưới đây:
- Số lượng đàn heo.
- Lưu lượng, thành phần và tính chất nước thải.
- Xác định điều kiện tự nhiên, khí tượng, thủy văn có phù hợp để xây dựng trang trại chăn nuôi không.
- Khảo sát tình hình thực tế và khả năng tài chính.
- Xác định chi phí để lựa chọn công nghệ, thiết bị – máy móc để xây dựng hệ thống.
- Xác định chính xác chi phí đầu tư, quản lý và vận hành.
- Xác định diện tích mặt bằng để lên phương án xây dựng chính xác.
- Yêu cầu các mức độ xử lý.
2. Nên dùng công nghệ xử lý nào để xlnt chăn nuôi?
Việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi cần căn cứ vào nhiều yếu tố:
Hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi
Ngoài các yếu tố về kinh tế, chủ trang trại chăn nuôi thường rất ít quan tâm đến các vấn đề môi trường hoặc có nhưng chỉ dừng lại ở mức độ xử lý chất thải thấp. Đối với các hộ chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình thường “tự túc” xử lý bằng các phương pháp truyền thống trong các bể chứa nước thải.
Về lâu dài phương pháp này không còn hữu dụng vì chất thải chăn nuôi là hỗn hợp rất khó xử lý, gây ô nhiễm vì các chất dễ phân hủy sinh học sinh ra nhiều nguy hại, đặc biệt là phát tán mầm bệnh và phát sinh nhiều mùi hôi thối.
Đối với các trang trại chăn nuôi lợn, họ thường ưu tiên xử lý nước thải từ hầm biogas. Phương pháp này thường được ưu tiên đối với các dự án có quy mô vừa và lớn.
Với các mô hình biogas, chất thải chăn nuôi được xử lý triệt để không chỉ mang lại hiệu quả xử lý cao mà hơn hết còn tận dụng các nguồn khí sinh học sinh ra trong quá trình kỵ khí. Nguồn khí sinh học này chủ yếu là CH4, nó dần thay thế hoàn toàn khí gas trở thành khí sinh hoạt vừa thân thiện với môi trường vừa tiết kiệm nguồn kinh tế đáng kể cho các hộ gia đình.
Thế nhưng nước thải sau Biogas thường có mùi hôi, đặc quánh và chứa nhiều VSV gây bệnh. Do đó, nhiều trang trại còn ứng dụng thêm công nghệ ozone trong xử lý nước thải chăn nuôi để loại bỏ hết vi khuẩn, vi sinh vật, vi trùng và đặc biệt là vi khuẩn E.Coli.
3. XLNT chăn nuôi kết hợp than sinh học Biochar
Để tăng hiệu quả xử lý, người ta còn áp dụng thêm phương pháp hấp phụ bằng Biochar (than sinh học) kết hợp cùng xử lý nước thải sau biogas khử trùng bằng ozone.
Với phương pháp này, các trang trại ở vùng nông thôn rất dễ áp dụng vì có nguồn nguyên liệu sẵn có như lá cây. Chúng được dùng để sản xuất than sinh học trong quá trình hấp phụ các chất hữu cơ, tham gia giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.
Nhờ vậy mà quá trình oxy hóa bậc cao ozone khử trùng, khử mùi, giảm BOD5, COD hoàn toàn phù hợp với quy mô hộ gia đình. Ưu điểm của than sinh học là khả năng xử lý kim loại nặng, hấp phụ amoni và xử lý nước thải vô cùng hiệu quả.
Do đó không chỉ các trang trại mà các hộ gia đình hoạt động quy mô nhỏ, lẻ có thể xử lý chất thải tận dụng triệt để vào các hoạt động sản xuất. Điều này không chỉ tăng lợi nhuận, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tránh mùi hôi vừa mang đến hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra còn rất nhiều công nghệ, phương pháp xử lý nước thải ô nhiễm trong ngành chăn nuôi. Vì thế nếu bạn cần tư vấn việc thiết kế, vận hành hoặc bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ với Công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin cụ thể hơn.