Phương pháp bể tuyển nổi XLNT giết mổ gia súc

Phương pháp bể tuyển nổi có vai trò như thế nào trong xử lý nước thải các lò giết mổ gia súc? Nguyên lý hoạt động của các loại bể tuyển nổi phổ biến nhất hiện nay?

Đối với bất kỳ HTXLNT nào cũng có mục tiêu quan trọng nhất là chất lượng nước sau xử lý phải đạt quy chuẩn môi trường. Đây cũng là tiêu chí bắt buộc mà các công nghệ xlnt nói chung và xử lý nước thải giết mổ gia súc nói riêng cần đảm bảo các tiêu chí đánh giá phù hợp.

Vì các loại hình cơ sở giết mổ khác nhau nên các thành phần cũng không giống nhau. Do đó, người ta thường ứng dụng phương pháp tuyển nổi để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, dầu mỡ ra khỏi hỗn hợp nước thải. Trong quá trình vận hành htxlnt, tuyển nổi có tác dụng tách các chất rắn không tan hoặc tan có tỷ trọng nhỏ hơn chất lỏng bằng cách sử dụng chất hoạt động bề mặt.

Phương pháp bể tuyển nổi ứng dụng trong xử lý nước thải

Bể tuyển nổi với sự phân tách không khí từ dung dịch

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này tạo ra dung dịch bão hòa không khí, khi giảm áp suất các bọt khí tách thành các bọt khí nhỏ hơn kéo theo các chất bẩn nổi lên trên bề mặt. Ưu điểm của tuyển nổi phân tách này có hiệu quả loại bỏ TSS, rút ngắn thời gian xử lý nước thải lò giết mổ.

Quá trình bão hòa dung dịch được chia thành các loại tuyển nổi chính sau:

  • Tuyển nổi chân không: dưới áp suất khí quyển trong buồng thông khí thì áp suất trong bể tuyển nổi duy trì ở khoảng từ 225 – 300 mmHg. Quá trình này kéo dài khoảng 20 phút với các bong bóng khí thoát ra bên ngoài nên ít tiêu hao năng lượng.
  • Tuyển nổi bơm dâng: cách này thường dùng để xử lý nước thải công nghiệp với kết cấu đơn giản, năng lượng sử dụng ít nhưng buồng tuyển nổi bố trí cao hơn.
  • Tuyển nổi áp lực: trong điều kiện nồng độ chất lơ lửng cao có thể tạo ra các bọt khí mịn với khả năng khử cặn vô cùng hiệu quả.

Phương pháp bể tuyển nổi có sự phân tán không khí bằng cơ khí

Nguyên lý hoạt động của bể tuyển nổi này chủ yếu cơ chế phân tán không khí thông qua hoạt động của tua cánh quạt tạo ra các bọt khí. Cấu tạo của bể này thường gồm nhiều buồng lắp nối tiếp nhau có đường kính cánh quạt từ 600 – 700mm. Trong đó, người ta có gắn thêm vòi phun trên ống phân phối khí.

Các bọt khí này được tạo ra nhờ máy khuấy cơ học có tốc độ phun khí lớn dưới tác dụng lực ly tâm. Nguồn khí đi từ trên xuống dưới nhờ cơ cấu phân tán ngoài bánh khuấy tạo thành các bóng khí có kích cỡ 700 – 1500 micromet. Phương pháp này thích hợp để tách dầu trong quá trình giết mổ gia súc.

Bể tuyển nổi trong XLNT giết mổ gia súc
Bể tuyển nổi trong XLNT giết mổ gia súc

Phương pháp bể tuyển nổi có sử dụng tấm xốp

Khi sử dụng phương pháp này, hiệu suất tuyển nổi phụ thuộc vào lỗ xốp, áp suất không khí, lưu lượng khí, thời gian tuyển nổi và mực nước trong các thiết bị.

Phương pháp bể tuyển nổi hóa học

Trong suốt quá trình xử lý chủ yếu diễn ra các phản ứng hóa học tạo thành các sản phẩm phụ như O2, CO2, Cl2,… bọt khí này kết dính với chất lơ lửng không tan. Theo đó để tăng độ kết dính người ta thường cho thêm phèn nhôm, silicat,…Hiệu quả xử lý môi trường nước thải phụ thuộc vào kích thước, số lượng bong bóng khí nhưng nhược điểm của phương pháp này lại làm tiêu hao lượng hóa chất lớn nên không thân thiện với môi trường.

Phương pháp bể tuyển nổi điện hóa

Cơ chế của phương pháp điện hóa phụ thuộc vào dòng điện đi qua chất lỏng. Vì khi đó hydro giải phóng catot và oxy ở anot. Khi đó khí được tạo ra từ những bong bóng cực kỳ nhỏ, anot giải phóng oxy giúp oxy hóa hết các chất hữu cơ. Vì thế người ta gọi quá trình xử lý điện hóa là tuyển nổi keo tụ điện hay tuyển nổi bông điện.

Phương pháp tuyển bể nổi sinh học

Cách này thường dùng để nén cặn, bùn từ bể lắng khi xử lý nước thải sinh hoạt. Nhờ hoạt động của VSV các bọt khí sinh ra và mang hạt cặn lên lớp bọt để nén và khử nước. Khi ứng dụng phương pháp này, hàm lượng cặn được khử lên đến 80%.