Delhi ô nhiễm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thay đổi theo mùa, điều kiện khí tượng. Gia tăng dân số, thiếu kiến thức BVMT, giáo dục, chính sách về pháp luật còn lỏng lẻo khiến ô nhiễm ở đây kéo dài trong nhiều năm qua. Cũng giống như các siêu đô thị khác như Bắc Kinh, Cairo, Los Angeles, Mexico,.. thì Delhi (Ấn Độ) đang đối mặt với những thách thức lớn từ ô nhiễm không khí.
congtyxulynuocthai.vn hôm nay sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!
Giải pháp công nghệ tạm thời tại Delhi
Năm 2019, Ban kiểm soát ô nhiễm trung tâm liên bang (CPCB) đề xuất việc lắp đặt thiết bị tại 54 ngã tư có lượng giao thông đông đúc. Những thiết bị này có tác dụng hút những chất ô nhiễm từ xe cộ, chúng trang bị lớp phin lọc loại bỏ hạt bụi mịn nhằm trả lại không khí trong lành.
Bên trong các thiết bị này có các đèn cực tím hoạt động song song cùng lớp than hoạt tính làm chất xúc tác để oxy hóa chất hữu cơ thành cacbon dioxide và nước. Công nghệ xử lý khí thải này ứng dụng tại khu vực có diện tích khoảng 500 – 1000 m2.
Thế nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, thực tế thì thiết bị này chỉ tác động tại một khu vực nhất định và chỉ loại bỏ một phần rất nhỏ trong nguồn không khí bao quanh thành phố. Hiện tại vấn đề ô nhiễm không khí ở Delhi ngày càng xấu đi và gây sức ép cho 29 triệu dân. Cũng theo Liên Hiệp Quốc, Delhi đang “vượt” qua Tokyo của Nhật Bản để trở thành thành phố ô nhiễm nhất thế giới vào năm 2028.
Ô nhiễm ở Delhi đạt đỉnh điểm vào mùa đông vì các hoạt động sinh hoạt, bụi từ các nhà máy nhiệt điện than hình thành lớp sương mù dày đặc, che khuất mặt trời và bao trùm toàn bộ thành phố khiến tất cả trường học phải đóng cửa.
Biện pháp khoa học nào ứng dụng để giảm ô nhiễm không khí tại Delhi?
Đứng trước những thách thức này, chính quyền thành phố đề xuất nhiều giải pháp xử lý khí thải như lắp đặt 30 thiết bị lọc không khí trên các tuyến xe buýt công cộng; phun magie clorua và bột xi măng lên đường; lắp đặt vật liệu có khả năng hút ẩm để hấp thụ không khí ô nhiễm lên bề mặt và giữ lại những hạt bụi kích thước lớn. Cũng trong năm 2019, họ còn lên kế hoạch phun hóa chất vào không khí để tạo mưa nhân tạo làm sạch không khí.
Đáng chú ý từ việc xả thải giao thông, phát thải nhiệt điện, bụi đường, động cơ diesel,… chứa nhiều ion kim loại, hợp chất cacbon, bụi. Theo đó các phương tiện giao thông góp 30% bụi PM2.5; các ngành công nghiệp (nhiệt điện)phát thải đến 30%; đốt rơm rạ và bếp củi thải 14 – 23%,… Để hướng đến mục tiêu ngăn chặn tình trạng ô nhiễm lan rộng, chính quyền Delhi đã tiến hành đóng cửa vĩnh viễn nhà máy nhiệt điện đốt than từ phía Nam thành phố.
Bên cạnh đó, Cơ quan phụ trách vấn đề điện năng của Ấn Độ (NTPC) lập kế hoạch đốt các phụ phẩm nông nghiệp và than trong các nhà máy nhiệt điện. Biện pháp này mang lại lợi ích kép vừa tránh gây ô nhiễm từ việc đốt rơm rạ vừa cắt giảm phát thải thủy ngân, sunlfur của các nhà máy vào không khí. Hiện nay, nông dân tại các bang thành phố sử dụng thiết bị Happy Seeder chuyển đổi phụ phẩm nông nghiệp trở thành phân bón hữu cơ.
Vì sao chỉ có một phần ô nhiễm tại Delhi được giảm thiểu?
Mặc dù chính phủ Ấn Độ đang dần hoàn thiện các quy định BVMT nhưng các công ty xây dựng không thể giảm thiểu bụi như không che chắn hoặc phun nước lên vật liệu trong quá trình lưu trữ và vận chuyển. Các bãi chôn lấp rác thải hoạt động chưa tuân thủ các quy định của pháp luật.
Mặc dù các bãi chôn rác bị đóng cửa vì quá tải nhưng vẫn còn đến 80% (10.000 tấn rác) phát sinh mỗi ngày chưa được xử lý. Chưa kể các bãi chôn lấp chưa có hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác đạt chuẩn khiến khí methane từ việc đốt rác thải hữu cơ vào môi trường mà vẫn chưa xử lý triệt để.
Dưới áp lực từ công chúng, chính phủ bắt đầu hành động. Delhi tổ chức chương trình hành động phản hồi theo cấp độ (GRAP) theo xu hướng xanh hóa trong lĩnh vực giao thông. Cụ thể họ sẽ đưa 1.000 xe buýt chạy bằng điện và phấn đấu đến năm 2023 có 23% xe cá nhân chạy bằng năng lượng điện năng.