Công nghệ Gaslift-MBR được ứng dụng trong xử lý nước thải tại các lò giết mổ gia súc gia cầm thế nào? Ưu điểm của phương pháp này so với công nghệ khác?
Màng khí nâng được cải tiến từ công nghệ màng truyền thống với chi phí vận hành cao vì phải thường xuyên thay thế màng lọc khi màng bị tắc và cần nguồn năng lượng lớn. Khi áp dụng phương pháp xử lý nước thải này góp phần giảm chi phí vận hành và tiết kiệm diện tích xử lý, nâng cao khả năng ứng dụng rộng khắp cho các lò giết mổ trên cả nước.
Xử lý nước thải lò giết mổ ứng dụng công nghệ màng vi sinh kết hợp lọc màng chưa được ứng dụng rộng rãi. Mặc dù công nghệ này mang tính ưu việt, thân thiện với môi trường, ít sử dụng hóa chất, bùn thải trong quá trình đưa vào bể biogas nhằm làm tăng thêm khí thu nhưng chưa mang tính ứng dụng cao. Đồng nghĩa với việc tận thu thêm năng lượng và không tạo ra các chất thứ cấp gây ảnh hưởng tới môi trường.
Cấu tạo của công nghệ Gaslift-MBR
Giải pháp kỹ thuật của công nghệ Gaslift-MBR
Gaslift-MBR là hệ thống bể sinh học gồm xử lý thiếu khí, hiếu khí và hệ thống màng khí nâng cột nước đi trong ống màng được cấp từ máy nén khí. Nhờ sử dụng màng giúp tăng hiệu quả xử lý cho các công trình xử lý sinh học khi tuần hoàn bùn về bể diễn ra ổn định và không làm ảnh hưởng đến nồng độ bùn.
Tùy thuộc vào nguồn thải, nguồn vốn, công nghệ và nhân lực mà lựa chọn triển khai bằng nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau như:
- Giải pháp bể sinh học hiếu khí.
- Giải pháp màng sinh học.
- Giải pháp phân hủy kỵ khí dùng treo bùn hoạt tính.
- Giải pháp phản ứng khối tuần hoàn tự gián đoạn.
- Giải pháp lọc ngược bùn sinh học.
- Giải pháp ứng dụng công nghệ bùn hoạt tính có kết hợp xử lý kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí.
Đặc điểm của công nghệ Gaslift-MBR
Hệ thống xử lý này gồm nhiều bể xử lý nước thải thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Vì cần diện tích xây dựng lớn, chi phí lớn, tiêu tốn nhiều năng lượng. Nó chủ yếu phục vụ cho các giai đoạn như sục khí cung cấp oxy vào bể hiếu khí, bơm từ bể hiếu khí trở lại bể xử lý vi sinh hiếu khí để khử chất ô nhiễm chứa nito, khuấy trộn chống lắng bùn và chiếu sáng phục vụ việc sinh hoạt cho người vận hành hệ thống.
Và khi nguồn nước đầu vào có sự thay đổi lớn thì năng lực kiểm soát chất lượng nước xử lý rất hạn chế. Do đó để ứng dụng thuận lợi đối với việc xử lý nước thải giết mổ gia súc có hiệu quả cần sử dụng bể sinh học kết hợp màng lọc có khí nâng.
Khi vận hành hệ thống màng lọc nước thải khiến năng suất của màng lọc giảm dần theo thời gian nhằm đảm bảo sự ổn định lưu lượng nước đầu ra với công đoạn rửa màng. Màng được rửa bằng dung dịch NaOCl với nồng độ 500 mg/L ngâm trong 2 giờ đồng hồ có cấp khí nâng sục rửa.
Ưu điểm của công nghệ Gaslift-MBR trong xlnt lò giết mổ gia súc
Khí nâng thiết kế di chuyển từ dưới lên trên theo chiều đi của khí nhằm trợ giúp vận chuyển chất lỏng và chất rắn đi qua bề mặt màng. Vì thiết kế đặc biệt này mà máy bơm không cần vận hành công suất cao nhưng vẫn đủ khả năng đưa dịch rắn lỏng từ bể sinh học qua bề mặt màng mà vẫn đủ khả năng tạo áp lực lớn đưa nước qua màng. Đồng thời, các chất rắn lơ lửng được giữ lại một phía của màng lọc. Đối với công nghệ màng sinh học có kết hợp khí nâng mà năng lượng dành cho bơm giảm từ 30 – 100%.
Theo đó, khí nâng liên tục đi qua bề mặt màng và xuyên qua lỗ màng giúp cọ rửa bề mặt lỗ màng làm giảm mảng bám trên bề mặt góp phần giảm tắc màng và kéo tài tuổi thọ cho màng lọc. Nhiệm vụ của khí nâng giúp nâng chất lỏng và rắn hoặc đóng vai trò cọ rửa màng làm hạn chế màng bị các mảng bám hay lỗ màng bị lấp đầy. Như vậy, việc sử dụng khí nâng có thể khắc phục các nhược điểm mà hệ thống MBR đang gặp phải.
So với các công nghệ xử lý nước thải khác, Gaslift-MBR hòa toàn không sử dụng hóa chất và xử lý thành phần chất hữu cơ trong nước thải triệt để. Sau đó, hiệu quả loại bỏ COD của hệ thống Gaslift-MBR đạt khoảng 94% cao hơn phương pháp keo tụ khoảng 70,61%.