Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải được ứng dụng như thế nào? Trong ngành tái chế giấy, phương pháp này có những ưu điểm gì? Quy trình xử lý diễn ra như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin dưới đây.
1. Thực trạng xử lý nước thải giấy tái chế
Các công nghệ sản xuất giấy và tái chế giấy sử dụng nguồn nước lớn và thải ra ngoài môi trường một lượng lớn nước thải ô nhiễm. Vấn đề nghiêm trọng là nhiều nhà máy, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế trong việc đầu tư xử lý nước thải giấy tái chế các nguồn thải phát sinh.
Khi nước ta có đến 1.450 làng nghề tập trung nhiều nhất vùng châu thổ sông Hồng đã tác động và làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế nhiều vùng nông thôn. Đây cũng là nguồn thu nhập kinh tế mang lại lợi nhuận chủ yếu cho nhiều hộ gia đình. Thế nhưng với đặc trưng tập trung manh mún, nhỏ lẻ nên nước thải làng nghề trở thành gánh nặng cho môi trường.
Trong đó, nhóm nghề chế biến thực phẩm, tái chế, dệt nhuộm là những nghề có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất hiện nay. Đặc biệt, làng nghề tái chế giấy với các thành phần đặc thù như xơ sợi, bột giấy, các hóa chất độc hại (xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông, phẩm màu,…) với hàm lượng BOD, COD vượt tiêu chuẩn cho phép đến 4 – 6 lần. Trước đây, công tác xử lý nước thải giấy tái chế chưa được xử lý mà đổ thẳng ra kênh, mương, ao hồ trong khu dân cư gây ô nhiễm khu vực dân cư.
2. Xử lý nước thải tái chế giấy bằng bể tuyển nổi
Hiện nay, xử lý nước thải bằng công nghệ tuyển nổi nước thải tái chế được thu gom, xử lý và tái sử dụng. Và sử dụng công nghệ tuyển nổi là giải pháp xử lý nước thải dân dụng có hiệu quả và chi phí tối ưu nhất hiện nay.
Theo nguyên lý, nước thải được thu gom vào mương dẫn nước đến bể lắng cát, bể điều hòa và sau đó bơm lên bể tuyển nổi. Bột giấy trong quá trình xeo giấy tách ra nhờ bọt khí từ nhà máy nén khí. Sau đó, bột giấy nổi lên trên được tách và đưa về bể thu hồi bột giấy và tái sử dụng lại. Phần nước sau tách đưa sang bể lắng tách phần cặn còn sót lại rồi dẫn về hồ sinh học xử lý nước thải sinh học.
Các dạng tuyển nổi chính trong xử lý nước thải
Quá trình tuyển nổi chỉ diễn ra khi sục khí liên tục để hình thành các bọt khí vào pha lỏng. Lâu dần, các bọt khí kết dính với các hạt cặn. Khi tập hợp của bọt khí và cặn có khối lượng riêng nhỏ hơn nước chúng sẽ có xu hướng nổi lên trên bề mặt. Tùy thuộc vào từng loại hình cấp khí mà công nghệ tuyển nổi bao gồm các dạng chính sau:
- Tuyển nổi bằng khí phân tán: Khí nén sẽ thổi trực tiếp vào bể tuyển nổi tạo thành bọt khí có kích thước từ 0,1 – 1mm có tác dụng làm xáo trộn hỗn hợp khí – nước chứa cặn.
- Tuyển nổi chân không: Cần bão hòa không khí ở áp suất khí quyển và thoát ra khỏi nước ở áp suất chân không. Hệ thống này ít sử dụng trong thực tế vì chi phí vận hành khá cao.
- Tuyển nổi áp lực: Ở áp suất cao cần sục khí vào nước và sau đó giảm áp giải phóng khí. Phần không khí thoát ra hình thành bọt khí có kích thước 20 – 100mm.
Ngoài nước thải giấy tái chế, bể tuyển nổi còn ứng dụng để xử lý nước thải quán ăn, nhà hàng khách sạn, dệt nhuộm, giết mổ gia súc hoặc xử lý nước thải thủy sản.
Ưu điểm của bể tuyển nổi DAF
- Hiệu quả loại bỏ lượng chất rắn lơ lửng cao 90 – 95%.
- Có khả năng loại bỏ hạt cặn hữu cơ.
- Có thể ứng dụng sử dụng hóa chất mang lại hiệu quả cao.
- Phần cặn bùn thu được có độ ẩm thấp và tái sử dụng.
- Giúp giảm thời gian và dung tích bể so với công trình khác.
Để nắm được những giải pháp và cách xử lý nước thải giấy tái chế tốt hơn, bạn hãy liên hệ ngay Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn.