Top công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Xử lý nước thải thủy sản bằng hệ thống hoàn chỉnh kết hợp công nghệ xử lý chuẩn nhất sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa nâng cao năng suất thủy sản, tăng nguồn thu nhập ổn định nhờ chất lượng thủy sản được chăm sóc trong môi trường tốt nhất. Vậy hãy cùng Hợp Nhất khám phá những giải pháp xử lý nước thải trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được ưa chuộng nhất dưới đây nhé!

Xử lý nước thải thủy sản bằng công nghệ AAO-MBBR

Nước thải thủy sản xử lý qua cụm bể UASB, sau đó dẫn qua cụm bể Anoxic và MBBR với các giá thể vi sinh di chuyển linh động. Thông qua đó, các quá trình như trao đổi chất, nitrat hóa nhanh nên mật độ vi sinh tập trung dày đặc trên các giá thể. Tại giai đoạn xử lý nước thải hiếu khí, lượng khí cấp cho vi sinh vật đủ để VSV phân hủy phần lớn chất ô nhiễm với những giá thể nhẹ, xấp xỉ khối lượng riêng của nước.

Nước từ cụm bể Anoxic và MBBR bơm qua bể lọc áp lực có bố trí lớp lọc gồm sỏi, cát thạch anh, than hoạt tính để loại bỏ hết chất hữu cơ hòa tan, chất khó tan hoặc không phân giải sinh học. Công nghệ này phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn thải. Quy trình xử lý ô nhiễm phù hợp với quy chuẩn hiện hành.

Xử lý nước thải bằng mương oxy hóa

Nước thải thủy sản thường chứa nhiều thành phần khác nhau như chất hữu cơ, hàm lượng BOD, COD, TSS lớn cùng chất ô nhiễm (N và P) cao. Do đó, mương oxy hóa được ưu tiên chọn lựa như công nghệ xử lý nước thải thủy sản có khả năng loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng lớn.

Top công nghệ xử lý nước thải thủy sản
Top công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Xem thêm bài viết về xử các phương pháp xử lý nước thải thủy sản tại đây!

Tại các bể có bố trí tấm hướng dòng với thời gian lưu nước tại các vùng thiếu khí và hiếu khí dài. Để cung cấp khí cho các VSV hiếu khí phân hủy chất hữu cơ, người ta thường lắp thêm máy khuấy trộn hoặc máy thổi khí bề mặt hoặc chìm. Lúc này tạo điều kiện hình thành bùn hoạt tính, VSV bẻ gãy mạch chất hữu cơ, chất ô nhiễm để phát triển sinh khối mới cũng như giảm nồng độ ô nhiễm trong nguồn nước đáng kể.

Xử lý nước thải thủy sản bằng công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa

Khi ứng dụng công nghệ xúc tác điện hóa trong xử lý nước thải, nồng độ muối, chất hữu cơ, hợp chất lưu huỳnh, ion kim loại nặng, axit, kiềm giảm đi đáng kể. Đặc trưng của công nghệ này dựa vào phản ứng oxy hóa của gốc tự do hydroxyl (OH) trong thời gian ngắn. Nhờ vậy mà chất hữu cơ khi qua hệ thống trở thành cacbon dioxid, nước, ion hữu cơ, chất vô cơ nhỏ.

Ưu điểm nổi trội của phương pháp này không ảnh hưởng đến thủy sản, nước thải có thể tái sử dụng tuần hoàn, hệ thống vận hành đơn giản với chi phí thấp và cải thiện chất lượng nước góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các chế độ vận hành và bảo trì HTXLNT thủy sản

Điều chỉnh lượng hóa chất

Mục đích của xử lý nước thải thủy sản là loại bỏ hết cặn bẩn, chất hữu cơ, chất vô cơ, vi khuẩn, VSV gây hại,… do đó trong HTXLNT người ta thường sử dụng thêm hóa chất tăng khả năng xử lý nguồn thải. Do đó cần thường xuyên kiểm tra liều lượng, nồng độ sử dụng từng loại như chất trợ keo tụ, chất keo tụ, chất khử trùng.

Bảo trì hệ thống xử lý nước thải

Ngoài nhiệm vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải thì công tác bảo trì hệ thống xử lý nước thải cũng quan trọng không kém. Dưới đây là các công tác bảo trì hệ thống xử lý nước thải dự án gồm:

Hàng ngày:

  • Kiểm tra cường độ và điện áp dòng cấp.
  • Kiểm tra hiện tượng chảy dầu nhớt của máy thổi khí và máy nén khí.
  • Kiểm tra dầu bôi trơn của máy thổi khí và máy nén khí, motor,…
  • Kiểm tra tiếng ồn, nhiệt độ của máy thổi khí.
  • Kiểm tra ống hút, ống đẩy của máy bơm định lượng.
  • Kiểm tra hóa chất trong bể chứa.

Hàng tháng:

  • Kiểm tra bulong, miệng tra nhớt của máy thổi khí và máy nén khí.
  • Kiểm tra ống hút.
  • Kiểm tra dây cuaroa.

Hàng năm:

  • Kiểm tra toàn bộ máy bơm.
  • Thay dây cuaroa.
  • Thay van 1 chiều.

Liên hệ qua Hotline 0938 857 768 của công ty môi trường Hợp Nhất ngay khi bạn muốn tư vấn và báo giá!