Rác thải thủy tinh đang là mối nguy hiểm với người dân thôn Yên Thịnh. Vì đốt với số lượng lớn, chất thải nguy hại này làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và ung thư.
Số người mắc ung thư ngày càng tăng do rác thải thủy tinh
Thực trạng tồn đọng rác thải thủy tinh
Lãnh đạo UBND xã Bình Dương cho biết, nhiều nơi thu mua màn hình tivi, máy tính nhưng trong vài năm trở lại đây, không ai mua số màn hình thủy tinh này nên chúng bị ứ đọng, chất thành đống tại thôn Yên Thịnh.
Trong 3 năm trở lại đây, người dân thôn Yên Thịnh, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý môi trường, điều tra các tổ chức, cá nhân vi phạm việc xả thải và đốt trộm rác thải điện tử độc hại trên địa bàn. Rác thải điện tử từ các hộ kinh doanh, thu mua tivi, máy giặt, tủ lạnh,… vứt bỏ sau khi bóc tách, lấy đi phần linh kiện để bán. Và phần phế thải còn lại chất đống và bị nhiều người đốt trộm rác thải nguy hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
Nhiều hộ dân sống gần bãi chứa rác thải với khoảng cách chưa đầy 2km, họ phải sống trong môi trường khí độc hại từ việc đốt rác điện tử trên địa bàn xã. Cứ mỗi khi đốt, cả khu dân cư chìm trong khói, mùi khét lẹt, đặc quánh khó chịu. Nhiều nhà đóng cửa kín mít vì không chịu nổi khói và mùi hôi này.
Mặc dù các dòng khói ngút trời phát sinh từ xã Yên Thịnh như người dân xã Hoa Phú lại chịu trận vì hướng gió thổi ngược. Gió di chuyển từ hướng Đông sang hướng Tây kèm theo bụi, khói đen mù mịt, khét lẹt bao trùm khắp khu vực.
Tác hại của rác thải thủy tinh
Từ những tác động từ việc đốt rác thải trộm, Trạm y tế xã Bình Dương cho biết các trường hợp mắc bệnh ung thư, viêm đường hô hấp, nhất là với người già và trẻ em có xu hướng gia tăng. Những khu vực hứng chịu khói độc nhiều nhất là các thôn Yên Thịnh, Hoa Đà, Phong Doanh, Tứ Kỳ, Hà Trì,… Mặc khác, rác điện tử sau khi đốt còn ảnh hưởng đến nhiều trường mầm non, tiểu học, THCS và Trạm y tế xã Bình Dương.
Theo các nhà khoa học, hóa chất độc hại là nguyên liệu cần thiết cho thiết bị điện tử nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động và môi trường. Được biết, loại rác này chứa hơn 1.000 hợp chất chủ yếu kim loại nặng, chất hữu cơ chứa nhiều chất độc hại có nguy cơ hủy hoại môi trường. Nhưng nếu không được xử lý, rác thải điện sẽ giải phóng thủy ngân, niken, crom, caddimi, asen, chì trong tivi, máy tính, điện thoại, khí CFC làm thủng tầng ozone.
Con người khi tiếp xúc với những chất này có thể gây hại cho hệ thần kinh, tim mạch, bài tiết, sinh sản, sự cân bằng hormone, suy giảm nhận thức, ảnh hưởng đến nội tạng và gây ung thư. Các hóa chất này có đặc tính không phân hủy sinh học nên chúng thường tồn tại dai dẳng trong môi trường, gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước.
Xử lý rác thải thủy tinh gây ô nhiễm môi trường
Nhận được phản ánh của người dân, UBND huyện Vĩnh Tường cùng các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vụ rác thải thủy tinh chất đống và gây ô nhiễm nghiêm trọng. Theo đó, UBND xã Bình Dương phải trực tiếp kiểm tra, làm rõ thông tin và báo cáo thực trạng, khó khăn, vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết và giải pháp xử lý khí thải phù hợp.
Ngoài ra, cán bộ còn tuyên truyền và động người dân, hộ gia đình thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, tổ chức giám sát, thường xuyên tuần tra, kiểm tra để không phát sinh tình trạng người dân đổ hoặc đốt trộm rác thải thủy tinh nguy hại. Theo báo cáo của UBND xã Bình Dương, trên địa bàn xã còn tồn tại nhiều điểm tập kết rác thải điện tử độc hại có quy mô rộng lớn từ 300 – 400 m2.
Chính quyền xã cũng đã nhiều lần tuyên truyền về tác hại của CTR, tác động lớn đến sức khỏe người dân và tác động tiêu cực đến môi trường (lưu ý đến mức nguy hại của thủy ngân trên màn hình tivi).