Là dự án cấp nước sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc, Nhà máy nước mặt sông Đuống có công suất 300.000 m3 ngày/đêm với diện tích 65ha với tổng mức đầu tư 5000 tỷ đồng. Tầm nhìn từ 2020 – 2030, nhà máy được đầu tư quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội.
Mời bạn đọc và Quý khách hàng cùng công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về công nghệ xử lý nước tại đây!
Công nghệ của nhà máy nước mặt Sông Đuống
Nước thô từ nước sông Đuống được thu gom đến kênh dẫn nước hở vào cổng trạm bơm nước bằng 3 máy bơm nước có tuabin trục đứng. Nguồn nước này phải mang tính ổn định. Tại trạm bơm nước thì phải có hệ thống phao chắn rác, lưới chắn rác thô hoặc lưới chắn rác tinh được vận hành tự động. Đối với phần nước thô đã được lọc thì vận chuyển qua đường ống có đường kính 1600mm, chiều dài 1km về nhà máy hoặc hồ lắng.
Hệ thống giám sát online được kiểm soát chặt chẽ để xử lý phần nước thô xử lý. Trong trường hợp cần thiết nên bổ sung thêm oxy để xử lý phần rong tảo trong nguồn nước, một phần nước ô nhiễm sẽ được đưa sang bể xử lý tiếp theo. Nhà máy nước mặt sông Đuống còn lắp đặt hệ thống kiểm soát chất lượng như đo COD, độ đục, độ pH và truyền tín hiệu liên tục 15 phút/lần về khu vực trung tâm. Nước thô dẫn về phòng thí nghiệm tiêu chuẩn của Nhà máy để kiểm tra.
Xem thêm bài viết dịch vụ về xử lý nước thải!
Phần hồ sơ lắng có dung tích 650.000 m3 thực hiện nhiệm vụ lắng cặn cho nguồn nước sông Đuống. Phần nước trong hồ được bơm liên tục lên dây chuyền xử lý khép kín. Vốn dĩ là hồ độc lập, chức năng chính của hồ vẫn là dự trữ nguồn nước đầu vào không đảm bảo. Hồ sẽ được phân khu độc lập tách biệt với khu dân cư và khu vực lân cận, được giám sát liên tục 24/7.
Quy trình xử lý cơ bản tại Nhà máy
Đầu tiên, bơm nước thô lên ngăn tiếp nhận và dẫn về 2 bể trộn hóa chất. Lúc này sử dụng phèn nhôm, polyme để tạo bông cặn và trợ lắng tại các bể phản ứng. Tiếp theo, nước được dẫn qua bể lắng lamella có sử dụng tấm nghiêng 55 độ để loại bỏ lượng cặn trong nước. Nước khi qua bể lắng thu bằng máng thu nước bề mặt, đạt chỉ tiêu độ đục < 10 NTU trước khi đi qua bể lọc.
Tại bể lọc nhanh trọng lực, người ta bố trí 2 lớp vật liệu lọc gồm cát và anthracite có khả năng loại bỏ hoàn toàn hàm lượng cặn, chất bẩn. Vì thế mà bể lọc giúp kiểm soát và hấp thụ chất hữu cơ tốt, giảm mùi hôi và đảm bảo nguồn nước sau xử lý luôn đạt chuẩn.
Đối với phần bùn dư được thu hồi và tái sử dụng sau khi xử lý. Bùn luôn được xử lý trong ngày đảm bảo việc xả bùn ra khu xử lý bùn độc lập mà không ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ngoài ra, bùn sau khi tách sẽ được ép và vận chuyển đến các khu vực xử lý riêng biệt.
Ở giai đoạn khử trùng, Clo được sử dụng và dẫn vào bể nước sạch với dung tích 30.000 m3. Nước sau xử lý tại Nhà máy nước mặt sông Đuống đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước
- Sử dụng nguồn máy móc – thiết bị từ G7 và châu Âu đảm bảo hiệu suất cao.
- Khả năng vận hành ổn định.
- Tuổi thọ lâu và giảm hao phí năng lượng sử dụng.
- Luôn đảm bảo thất thoát nước < 1%.
- Hệ thống đèn LED hoạt động tự động để tiết kiệm năng lượng, tận dụng tối đa hệ thống thông gió tự nhiên.
Kiểm soát chất lượng và xử lý kịp thời sự cố
Được biết, tuyến ống dẫn nước thô của nhà máy được làm bằng ống áp lực kín, bơm trực tiếp nước từ sông Đuống về nhà máy nên không cho phép dẫn các nguồn nước khác xâm nhập vào. Khi có sự cố môi trường, Nhà máy sẽ ngưng nhận nước thô từ sông mà sử dụng nguồn nước dự trữ tại hồ sơ lắng để sản xuất nước sạch. Quá trình xử lý là chu trình khép kín, nghiêm ngặt từ giai đoạn khai thác đến công đoạn lắng, lọc và khử trùng trước khi cấp nước sang hệ thống điều khiển trung tâm. Các thông số được nhân viên giám sát gồm thông số, chất lượng nước, an toàn, đảm bảo an ninh,…
Từng mẫu nước được lấy theo thời gian để đảm bảo chất lượng, khi có vấn đề hay sự cố phát sinh hệ thống sẽ cảnh báo đến các khu vực bất thường. Khi đó cần tiến hành xả, sục, rửa để đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho chất lượng nước đầu ra.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt!