Xử lý nước thải dân dụng

Nước thải bắt nguồn từ nhiều hoạt động khác nhau của con người như sinh hoạt, sản xuất, giải trí, kinh doanh, dịch vụ, sức khỏe,… đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Ngày nay người ta thường ứng dụng nhiều biện pháp xử lý nước thải dân dụng để loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước.

Xử lý nước thải dân dụng
Xử lý nước thải dân dụng

1. Các cách xử lý nước thải dân dụng

Ô nhiễm môi trường là thảm họa của toàn cầu, là hiện tượng làm thay đổi cấu trúc hệ sinh thái, gia tăng số người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến việc sử dụng nước ô nhiễm. Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn gây ra nhiều tổn thất và ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế, kinh doanh, sản xuất của nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn.

1.1 Xử lý nước thải bằng hệ thống trung hòa

Khác với phương pháp xử lý nước thải cơ học, trung hòa thường dùng để loại bỏ các ion, kim loại nặng trong nước. Các cách trung hòa nước thải gồm:

  • Trộn nước thải có tính axit với nước thải tính kiềm.
  • Trung hòa nước thải axit: tiến hành dẫn nước thải có tính axit đi qua lớp đá vôi để trung hòa. Hoặc người ta cho dung dịch vôi vào nước thải, sau đó bể lắng tách bỏ phần vôi ra khỏi nước.
  • Trung hòa nước thải tính kiềm: dùng axit mạnh để trung hòa. Hoặc có thể dùng CO2, khi sục CO2 vào nước sẽ hình thành axit carbonic, khi đó quá trình trung hòa sẽ xảy ra.
xử lý nước thải bằng hệ thống trung hòa
xử lý nước thải bằng hệ thống trung hòa

1.2. Xử lý nước thải bằng bể tuyển nổi

Công nghệ này thích hợp để xử lý nước thải quán ăn, xử lý nước thải sinh hoạt. Chúng có thể dễ dàng loại bỏ các chất dễ nổi trên mặt nước như dầu mỡ, chất rắn lơ lửng.

Cách này diễn ra nhờ cho dòng áp suất đủ lớn của lượng không khí tiếp xúc với nguồn nước thải. Khi áp suất trong nước bình thường, các bọt khí được hình thành. Lúc đó, các chất rắn lơ lửng, dầu mỡ bám dính vào bọt khí nổi lên trên và được vớt bỏ ra ngoài.

bể tuyển nổi
Bể tuyển nổi

1.3. Xử lý nước thải cấp III

Phương pháp lọc

Đây là quá trình loại bỏ chất rắn lơ lửng, bông cặn từ bể keo tụ – tạo bông để khử bớt lượng bùn ra bể lắng. Các lớp vật liệu lọc với kích thước nhỏ không cho phép các chất ô nhiễm đi qua. Có khá nhiều bể lọc trong HTXLNT như bể lọc cát hoặc trống quay.

Phương pháp hấp phụ xử lý nước thải dân dụng

Hấp phụ có vai trò xử lý chất hữu cơ khó lắng trong nước thải công nghiệp, đặc biệt xử lý nước thải dân dụng. Than hoạt tính thường được dùng làm chất hấp phụ. Tùy theo đặc tính và tính chất của nước thải mà sử dụng than hoạt tính tương ứng.

Than hoạt tính có thể được tái sử dụng bằng cách tách chất bị hấp phụ ra khỏi bề mặt vật liệu nhờ nhiệt, hơi nước, axit, bazo hoặc oxy hóa học. Phương pháp xử lý nước thải này thường có hiệu quả cao trong việc khử BOD, COD, màu,…

Phương pháp trao đổi ion

Là quá trình thuận nghịch giữa pha rắn và pha lỏng mà không làm thay đổi cấu trúc của chất rắn. Các cation và anion sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Cation thay thế ion hydrogen, sodium, các anion thay thế ion hydroxyl của nhựa trao đổi.

phương pháp trao đổi ion
phương pháp trao đổi ion

2. Xử lý nước thải dân dụng phương pháp truyền thống

2.1. Phương pháp sử dụng đất sét

Trong đất sét có hợp chất Kabenlis (SiO2, Al2O3, MgO), hợp chất này có tác dụng hút kim loại nặng, hợp chất hữu cơ tan trong nước. Nước thải sau khi xử lý bằng Kabelis hoàn toàn không mùi, không màu giúp duy trì sự sống các loài thủy sinh.

2.2. Phương pháp sử dụng than xỉ

Để việc xử lý nước thải công nghiệp loại diễn ra thuận lợi, người ta thường ứng dụng thêm than xỉ. Nguyên liệu này được đặt trong bể tự hoại.

Từ bể tự hoại truyền thống, thiết kế thêm các vách ngăn mỏng nhằm hướng dòng chảy thẳng đứng, đi xuyên qua lớp bùn dưới đáy bể. Khi đó, vi khuẩn kỵ khí hấp thụ và phân hủy chất hữu cơ, chất ô nhiễm trong nước thải. Ngăn lọc kỵ khí ở cuối bể có tác dụng lọc các chất lơ lửng và chất hữu cơ còn sót lại. Nguồn nước thải đầu ra sẽ được xử lý qua bãi lọc trồng cây. Nhờ vậy mà chất lượng nước sau xử lý đảm bảo luôn đạt chuẩn.

than xỉ dùng xử lý nước thải dân dụng
Than xỉ có thể dùng để xử lý nước thải 

2.3. Xử lý nước thải dân dụng phương pháp xơ dừa

Trong ngành chế biến cao su, để xử lý nước thải chế biến mủ cao su, các doanh nghiệp thường ứng dụng giải pháp sử dụng xơ dừa. Xơ dừa có khả năng nâng cao hiệu suất xử lý nước thải dân dụng bằng cách làm nơi dính bám sinh trưởng lơ lửng cho quần thể vi sinh vật. Xơ dừa thường được bố trí trong các bể xử lý kỵ khí để xử lý nước thải ngành chế biến cao su, hoặc các ngành phát sinh nước thải chứa chất hữu cơ cao.

Nếu Quý Khách hàng có nhu cầu xử lý nước thải dân dụng, hãy liên hệ ngay vơi công ty xử lý môi trường Hợp Nhất để được tư vấn và báo giá kịp thời nhất theo Hotline: 0938 857 768 nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *