Hiện nay, trên thế giới sử dụng phổ biến việc trồng cây nhất là thảm thực vật có khả năng lọc nước, khả năng xử lý nước thải sinh hoạt, bệnh viện, y tế, chăn nuôi,… an toàn, thân thiện với môi trường, chi phí thấp, cải tạo cảnh quan và tăng giá trị đa dạng sinh học. Trong đó ứng dụng cây sậy được sử dụng và tin tưởng lựa chọn nhiều nhất vì chúng có khả năng chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam. Xử lý nước thải bằng cây lau sậy có ưu điểm gì?
1. Hiệu quả xử lý của lau sậy với các nguồn nước thải
Sậy là loài thực vật có bộ rễ phát triển nhất trong tất cả các loài thực vật có chức năng xử lý nước thải.
Rễ sây cắm sâu vào nước làm điều kiện cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển bằng cách phân hủy chất hữu cơ, hấp thu chất ô nhiễm và kim loại nặng trong nước.
Vi sinh vật bám dính trong rễ cây có sự đa dạng và phong phú hơn nhiều so với các chủng VSV trong các bể sinh học hiếu khí. Với khả năng và cơ cấu vận chuyển oxy từ ngọn tới rễ, bất kể thời tiết khắc nghiệt nào đều cung cấp nguồn oxy cho VSV trong nguồn nước.
Đối với việc xử lý nước thải y tế và nước thải sinh hoạt sẽ được dẫn trực tiếp vào bể cát trồng sậy. Khi đó, rễ cây với lớp vi khuẩn bám dính sẽ phân hủy các chất độc hại. Các lớp vật liệu phía dưới thực hiện nhiệm vụ lọc nước và chảy xuống ống thoát nước ra nguồn tiếp nhận.
Khi xử lý nước thải sinh hoạt đều đảm bảo kết quả xử lý từ 92 – 95% đối với các chỉ tiêu như amoni, nitrat, photphat, BOD, COD.
Với nước thải công nghiệp thì hiệu suất xử lý hàm lượng kim loại nặng (đồng, nhôm, sắt, kẽm), COD, BOD có thể đạt đến 90 – 100%.
2. Cơ chế của hệ thống xử lý nước thải bằng cây lau sậy
Khác với các công nghệ xử lý khác, việc ứng dụng cánh đồng hoặc hồ nước có sự phát triển của lau sậy khá đơn giản và dễ thực hiện.
Được đánh giá là biện pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kết hợp hài hòa với phương pháp cơ học trong cùng một hệ thống mang đến hiệu quả bất ngờ.
Hệ thống này gồm tầng trên là sự phát triển của lau sậy còn phía dưới người ta có trang bị lớp vải chống thấm nước nhằm ngăn chặn quá trình nước rỉ rác ra ngoài môi trường.
Khi oxy được vận chuyển cho tất cả bộ phận của sậy sẽ được sử dụng trong các phản ứng hóa học mà tạo nên các môi trường hiếu khí và kỵ khí.
Nhờ sự tồn tại của VSV hiếu khí – kỵ khí bám dính và sinh trưởng trong rễ cây mà chúng có khả năng phân hủy chất hữu cơ cùng các kim loại nặng trong nguồn nước. Với quy trình xử lý đơn giản, rễ cây có khả năng tự làm sạch nước. Giúp nguồn nước có tính ổn định cao nhờ khả năng đệm và khả năng tự điều chỉnh sinh học.
Lau sậy có thể loại bỏ tất cả các chất dinh dưỡng trong nguồn nước. Là điều kiện tối ưu xảy ra các quá trình nitrat hóa nên có thể loại bỏ phần lớn lượng amoniac và nitrat. Đồng thời, các kim loại như sắt, kẽm, mangan, crom,… sẽ được rễ cây hấp thụ đến 40 – 80%.
Đối với hệ thống này, xử lý nước thải không hóa chất được ứng dụng với nguồn nước có mức độ ô nhiễm vừa phải. Chủ dự án sẽ tiết kiệm được nguồn chi phí trong việc sử dụng các loại hóa chất xử lý và góp phần không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra hệ thống này không phát sinh bùn và nhiều chất thải khác giúp giảm chi phí xử lý bùn.
Ưu điểm của việc sử dụng lau sậy
- Quy trình vận hành đơn giản giúp tiết kiệm chi phí bảo hành.
- Cây sậy rất dễ tìm và dễ sử dụng.
- Chi phí vận hành ổn định và hiệu quả xử lý cao.
- Có thể linh động trong việc thiết kế hệ thống theo chiều ngang, dọc, rộng hay hẹp.
- Cảnh quan được bố trí phù hợp với môi trường xung quanh.
- Không sản sinh ra bùn, mùi hôi, tiếng ồn.
- Tuổi thọ của hệ thống cao.
Vì phương pháp xử lý nước thải bằng cây lau sậy khá mới nên chúng được ứng dụng trong xử lý nước tại một số sông và bệnh viện ở Việt Nam. Khá nhiều khách hàng còn e ngại và nghi ngờ về hiệu quả xử lý của thảm thực vật này, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với công ty xử lý môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!