Ô nhiễm vốn dĩ là sự biến đổi do con người đối với chất lượng nước, làm bẩn và ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nguy hiểm đối với con người. Ngoài ra, ô nhiễm còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của nền kinh tế về các lĩnh vực như công nghệ, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại.
Ngoài xử lý nước thải hiếu khí không thể phủ nhận tầm quan trọng của xử lý nước thải kỵ khí trong việc loại bỏ chất ô nhiễm trong nguồn nước. Trong môi trường không được cung cấp nguồn oxy liên tục, VSV kỵ khí thích nghi để sinh trưởng và phát triển nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước đảm bảo hiệu quả xử lý cao.
1. Các giai đoạn nước thải được xử lý theo phương pháp kỵ khí
- Giai đoạn 1: Thủy phân chất hữu cơ. Chất hữu cơ như protein, chất béo, cellulose, lignin,… bị phân hủy, cắt mạch thành phân tử đơn, dễ phân hủy. Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành các amino axit, cacbonhdrat thành các đường đơn, chất béo và axit béo.
- Giai đoạn 2: Axit hóa. Chất hữu cơ đơn giản chuyển hóa thành axit acetic, H2 và CO2. Trong đó axit béo dễ bay hơi gồm axit acetic, axit propionic và axit lactic và hình thành các sản phẩm tương ứng như H2O, CO2, methanol, rượu đơn giản.
- Giai đoạn 3: Acetate hóa
- Giai đoạn 4: Methane hóa
2. Phương pháp xử lý kỵ khí nhân tạo
2.1. Xử lý nước thải bằng bể UASB
Xử lý nước thải kỵ khí trong bể UASB chủ yếu diễn ra ở đáy bể phản ứng với lớp bùn hoạt tính cao. Vi sinh vật hiếu có tác dụng phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ thành các chất đơn giản, khí CH4 và CO2.
Ưu điểm của bể UASB:
- Ít tốn diện tích xây dựng;
- Không đòi hỏi công nghệ phức tạp;
- Tạo ra lượng bùn hoạt tính cao;
- Loại bỏ hàm lượng lớn chất hữu cơ;
- Hiệu suất xử lý hàm lượng BOD từ 80 – 95%;
- Có thể xử lý triệt để chất khó phân hủy.
2.2. Lọc sinh học kỵ khí
Đưa nguồn thải tiếp xúc với các lớp vật liệu lọc, vi khuẩn tạo thành lớp màng vi sinh vật. Khi đó, chất hữu cơ tiếp xúc với màng VSV nên chúng sẽ bị hấp thụ và phân hủy hoàn toàn. Lớp bùn cặn được giữ lại trong khe rỗng của lớp vật liệu lọc. Cần định kỳ vệ sinh 2 – 3 lần/tháng để thay rửa lọc.
Loại lọc kỵ khí thường sử dụng gồm lọc kỵ khí với vật liệu giả lỏng trương nở được cấu tạo từ nhiều hạt Biofilter có kích thước 0,5 m. Các lớp vật liệu này có đặc tính giãn nở khi có dòng nước đi qua. Lúc đó, nước thải được bơm từ dưới lên đi qua lớp vật liệu lọc vì thế dễ dàng để VSV cố định trên lớp vật liệu này.
2.3. Kỵ khí tiếp xúc
Quá trình xử lý này diễn ra tại bể phản ứng và bể lắng riêng biệt bằng thiết bị điều chỉnh bùn tuần hoàn. Nguồn nước được xử lý tuần hoàn trong bể phản ứng kín không có sự tiếp xúc của nguồn không khí từ bên ngoài. Sau giai đoạn phân hủy, bùn đi vào bể lắng và phần nước trong đi ra ngoài. Phương pháp này thường được ứng dụng để xử lý nước thải công nghiệp như đồ hộp, bột giất, hóa chất, đường,…
3. Phương pháp xử lý kỵ khí tự nhiên
3.1. Cánh đồng tưới
Đây là cách xử lý nước thải bằng thực vật chủ yếu diễn ra trên cánh đồng tưới. Phương pháp này thích hợp với với khối lượng nước nhỏ, khô cằn xa khu dân cư, độ bốc hơi cao và thiếu độ ẩm. Cần lưu ý, ngoài những loài thực vật có khả năng loại bỏ chất ô nhiễm ra thì tuyệt đối không nên trồng thêm cây xanh, hoa màu vì vi khuẩn, VSV gây bệnh có thể gây hại hoặc phá hủy chúng trong quá trình sinh trưởng.
3.2. Hồ kỵ khí
Xử lý nước thải bằng hồ kỵ khí thường được ứng dụng đối với nguồn thải có chất rắn cao. Quá trình xử lý và ổn định nước thải được tiến hành thông qua quá trình kết tủa, phân hủy kỵ khí của vi sinh vật. Các VSV sinh trưởng và phát triển trong điều kiện không được cung cấp oxy liên tục. Nguồn oxy mà chúng sử dụng chủ yếu từ các nitrat, sunlfat,… để oxy hóa chất hữu cơ thành axit hữu cơ, rượu, khí CH4, H2S, CO2, H2O. Khả năng xử lý tại hồ này có khả năng khử BOD5 có thể đạt từ 70 – 85% trong điều kiện môi trường tối ưu.
Nếu Quý khách có nhu cầu xử lý nước thải kỵ khí, hãy liên hệ trực tiếp với công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn chi tiết và miễn phí nhé!