Hệ thống xử lý nước thải trạm y tế

Nguồn gốc phát sinh nước thải y tế

Xử lý nước thải y tế là quá trình loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước. Sở dĩ nước thải này chứa nhiều tạp chất ô nhiễm nên cần phải xử lý triệt để nhằm ngăn ngừa tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người.

Có nhiều người thắc mắc trạm y tế có cần xử lý nước thải hay không? Để hiểu rõ hơn về tính chất và công nghệ xử lý nước thải trạm y tế thích hợp, hãy cùng Hợp Nhất theo dõi bào viết dưới đây nhé!

Các trạm y tế tuy có quy mô hoạt động khá nhỏ, nước thải phát sinh cũng rất ít. Tuy nhiên, vì nó mang tính chất nước thải y tế nên tất cả nguồn thải trước khi thải ra ngoài môi trường phải được thu gom về hệ thống xử lý nước trạm y tế.

Hệ thống xử lý nước thải y tế là nơi tập hợp và xử lý tất cả nguồn nước thải dưới đây:

  • Nước thải từ phòng điều trị, phẫu thuật, truyền máu, vệ sinh thiết bị,… chứa nhiều vi trùng gây bệnh, chất độc hại, vi rút, ký sinh trùng, nấm.
  • Nước thải trạm y tế nguy hiểm còn phát sinh từ các loại thuốc, hóa chất, vacxin hết hạn, chất xét nghiệm, dung môi hữu cơ.
  • Nước thải sinh hoạt của cán bộ nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
  • Nước thải sinh hoạt từ quá trình tắm, giặt, vệ sinh,… chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy.

Thành phần và tính chất của nước thải trạm y tế

– Các chất hữu cơ

  • Chất dễ phân hủy sinh học như chất béo, protein, đạm,… gây thiếu hụt nguồn oxy hòa tan trong nước.
  • Chất khó phân hủy như hydratcarbon, hợp chất vòng, clo hữu cơ, polyme,… giảm chất lượng nước sinh hoạt và có tính độc đối với con người, sinh vật.

– Các chất rắn gồm TSS, TS, TDS, hạt keo dưới dạng khó tan gây trở ngại đối với sự phát triển của sinh vật.

– Các chất vô cơ

  • Chất vô cơ nồng độ cao, chứa nhiều ion Cl-, (SO4)2, (PO4)­2, Na+.
  • Kim loại nặng như Pb (tích lũy nhiều trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến não) và Hg (gây ngộ độc cho con người và thủy sinh).

– Các chất rắn lơ lửng: làm nước đục, gây mùi khó chịu.

– Các loại vi khuẩn, vi trùng gây hại như Coliform, Salmonella, vi rút, nấm, mầm bệnh có trong máu, dịch đờm; chất phóng xạ trong quá trình chụp X-quang.

Hệ thống xử lý nước thải trạm y tế

Công nghệ sinh học trong hệ thống xử lý nước thải trạm y tế

Xử lý nước thải hiếu khí chính là công nghệ được ưu tiên sử dụng hàng đầu vì những ưu điểm vượt trội của nó trong việc làm sạch nước thải trạm y tế. Trong hệ thống xử lý nước thải trạm y tế hiếu khí vai trò của quần thể VSV là vô cùng quan trọng.

Chúng thực hiện nhiệm vụ phân hủy chất ô nhiễm tạo nên quần thể sinh vật mới và cung cấp nguồn năng lượng tái tạo để VSV sinh trưởng. Các chất hữu cơ sẽ bị oxy hóa thành CO2, H2O, NO3-,…

Các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải trạm y tế cùng các chất vô cơ, amoni, H2S, N, P,… cũng được xử lý hoàn toàn. Trong điều kiện cung cấp nguồn oxy liên tục nên các vi sinh vật này không ngừng chuyển hóa chất hữu cơ trong nguồn nước làm thức ăn. Quá trình xử lý nước thải diễn ra trong 3 giai đoạn chính, gồm:

  • Giai đoạn 1: Oxy hóa chất hữu cơ.
  • Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới.
  • Giai đoạn 3: Phân hủy nội bào.

Có 2 dạng xử lý sinh học cơ bản gồm nhân tạo và tự nhiên, trong hệ thống xử lý nước thải trạm y tế bằng công nghệ sinh học hiếu khí nhân tạo có tồn tại sự sinh trưởng của VSV được chia thành 2 dạng, gồm:

  • Xử lý sinh học hiếu khí với VSV sinh trưởng dạng lơ lửng. Các công trình xử lý đặc trưng như bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, quá trình lên men phân hủy hiếu khí, trong đó bể Aerotank phổ biến nhất.
  • Xử lý sinh học hiếu khí với VSV dạng bám dính như bể lọc nhỏ giọt, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrat.

Ưu điểm của công nghệ sinh học

  • Hiệu suất phân hủy chất hữu cơ, BOD, COD đến 90 – 95%
  • Không gây mùi hôi, chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn
  • Hệ thống vận hành đơn giản, dễ thực hiện
  • Chi phí đầu tư thấp, giảm hao phí điện năng sử dụng
  • Bùn vi sinh có thể được tái sử dụng làm phân bón hữu cơ

Hiện nay việc thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trạm y tế đang được quan tâm vì những đặc thù và tác hại đối với môi trường. Liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp xử lý nước thải trạm y tế theo hotline 0938 857 768 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *