Trước kia người ta thường sử dụng các phương pháp truyền thống để xử lý khí thải như phương pháp chưng cất, đốt oxy, ngưng tụ. Nhưng hiện nay các phương pháp này rất ít được sử dụng. Mà họ thường hướng đến công nghệ hiện đại, tiết kiệm và dễ vận hành hơn, trong đó có xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học. Không thể phủ nhận tính an toàn và thận thiện của công nghệ sinh học trong xử lý khí thải đối với môi trường. Vì nó được đánh giá khá cao vì ưu điểm xử lý vượt trội được khá nhiều nhà máy, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
Cách xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học
Điểm chung đáng chú ý nhất của công nghệ này đó chính là sử dụng vi sinh vật. Chúng sẽ thực hiện việc phân giải toàn bộ chất ô nhiễm. Lúc này, VSV tiến hành phân hủy chất hữu cơ thành CO2, H2O một cách dễ dàng. So với phương pháp khác, công nghệ này có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có vừa dễ dàng vận hành vừa giúp tiết kiệm chi phí tối đa.
Lọc sinh học
Phương pháp này còn được gọi là Biofiltration là giải pháp xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học mới nhất có tác dụng oxy hóa chất ô nhiễm. Nhờ tác dụng của vi sinh vật mà các phân tử hữu cơ (VOCs), hợp chất cacbon hay khí độc bị phân hủy hoàn toàn.
Hệ thống lọc được thiết kế như buồng kín chứa nhiều hệ vi sinh vật thích nghi. Chúng sinh trưởng và xử lý mùi hôi hiệu quả, hấp thụ hơi nước bên trong các nguyên liệu lọc. Lúc này, chất khí ô nhiễm được làm ẩm và được bơm vào buồng phía trên dưới lớp nguyên liệu lọc.
Nhờ lớp vật liệu lọc này mà các hợp chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Sau xử lý, hệ thống lọc phát thải khí đã lọc sạch vào môi trường khí quyển.
Ưu điểm của hệ thống lọc sinh học
- Chi phí vận hành thấp, ít sử dụng hóa chất
- Linh động trong thiết kế nên chúng có thể thích nghi và xử lý khí thải công nghiệp vô cùng hiệu quả
- Xử lý mùi hôi và các chất độc với hiệu suất đến 90%
Hệ thống lọc nhỏ giọt thấm
So với lọc sinh học, phương pháp lọc nhỏ giọt vận chuyển dòng khí từ pha khí đi vào lớp màng sinh học ngoài chất nền. Lọc nhỏ giọt ứng dụng đối với phân tử hữu cơ, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, hợp chất cacbon, chất khí độc vô cơ.
Lớp vật liệu lọc có cấu tạo với lớp xốp với hàng nghìn lỗ khí liti. Vì thế nước được cung cấp liên tục lên bề mặt vật liệu này. Khi đó, khí thải đi qua lớp vật liệu xốp và nước được giữ lại cùng với chất ô nhiễm. Dòng khí thoát ra sẽ đi thẳng ra ngoài môi trường.
Phân nước từ đáy được hòa trộn thêm axit hoặc kiềm hoặc chất dinh dưỡng được bơm ngược về bề mặt lớp lọc. Quy trình xử lý này diễn ra liên tục theo chu trình sẵn có.
Ưu điểm:
- Không gây tắc nghẽn
- Có thể hoạt động với công suất cao
Hệ thống hấp thụ sinh học
Là cách xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học, phương pháp hấp thụ được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Đó là quá trình chuyển phân tử khí vào pha lỏng bằng cách hòa tan chất khí trong pha lỏng. Điều này chỉ xảy ra khi và chỉ khi pha lỏng và pha khí tiếp xúc và phản ứng trực tiếp với nhau.
Hấp thụ sinh học bao gồm 2 cách
- Hấp thụ vật lý: Nhờ lực liên kết giữa các phân tử mà phân tử khí bị giữ lại trên bề mặt chất hấp thụ. Lực liên kết càng mạnh thì nhiệt độ tỏa ra càng lớn và ngược lại.
- Hấp thụ hóa học: Giữa khí bị hấp thụ và vật liệu hấp thụ có phản ứng với nhau. Lực liên kết ở đây thường mạnh hơn lực hấp thụ vật lý. Vì thế mà lượng nhiệt tỏa ra lớn nên cần năng lượng nhiều hơn.
Cơ chế xử lý bằng phương pháp hấp thụ
- Giai đoạn 1: Quá trình khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm đến bề mặt của dung dịch hấp thụ
- Giai đoạn 2: Quá trình thâm nhập và hòa tan chất khí và bề mặt dung dịch hấp thụ
- Giai đoạn 3: Quá trình khuếch tán chất khí hòa tan lên bề mặt ngăn cách vào chất lỏng hấp thụ
Ưu điểm của công nghệ hấp thụ
- Có hiệu suất xử lý cao;
- Có khả năng xử lý các chất độc hại trong nhiệt độ thấp;
- Khả năng vận hành đơn giản, dễ dàng và dễ sửa chữa;
- Có thể kết hợp xử lý bụi và làm lạnh.
Ứng dụng các công nghệ sinh học xử lý khí thải này, doanh nghiệp sẽ không còn lo ngại đến vấn đề xử lý khí thải . Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với công ty xử lý môi trường theo Hotline 0938 857 768 nhé!