Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học là gì?
Nghe đến công nghệ sinh học, chúng ta dễ dàng hình dung đến việc xử lý khí thải hoặc các chất thải độc hại từ quá trình sản xuất công nghiệp. Hiện nay, với những phát hiện mới, xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau vì chúng loại bỏ chất độc hại tránh ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Cơ chế hoạt động của công nghệ sinh học
Xử lý khí thải công nghiệp thường trải qua nhiều giai đoạn xử lý phức tạp vì chúng có mùi khó chịu và chứa nhiều dẫn xuất lưu huỳnh như H2S, thiosulphate, methyl mercaptan và dimethyl sulphate. Hầu hết các xí nghiệp chế biến hóa chất, sản xuất giấy, sơn, thực phẩm, chế biến nông sản đều chứa nhiều chất độc hại có mùi khó chịu. Hoặc đối với các KCN, CCN chứa đến 150 chất hữu cơ đồng đẳng với benzol, hydrocacbon, phenol,…
Nhờ công nghệ sinh học ứng dụng cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong tự nhiên có tác dụng phân hủy các chất này làm nguồn năng lượng sống của chúng. Nhờ hệ enzym của chúng có khả năng thủy giải các độc tố trong không khí nên chúng trở thành cơ chất trong sự trao đổi năng lượng. Người ta thường sử dụng chủng vi sinh vật hoặc quần thể vi sinh vật làm sạch môi trường loại bỏ chất độc hại ra khỏi môi trường.
Các phương pháp xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học
Sử dụng tấm lọc sinh học Biofilter
Trên lớp lọc biofilter diễn ra quá trình hấp thụ chất độc từ dòng khí nhiễm khuẩn và phân hủy nhờ các vsv. Lọc sinh học có khả năng loại bỏ và oxy hóa hỗn hợp chất khí ô nhiễm từ vi sinh vật. Nhờ xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học mà những phân tử khí hữu cơ, hợp chất hữu cơ bay hơi hoặc hợp chất cacbon cũng được xử lý triệt để.
Đây là môi trường lý tưởng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của vsv. Lúc đó, các chất khí ô nhiễm được làm ẩm và được bơm vào phía dưới vật liệu lọc. Khi dòng khí tiếp xúc vật liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy hoàn toàn. Lớp vật liệu lọc thường dùng là phân ủ, than bùn và chất có nguồn gốc tự nhiên vì chúng chứa nhiều khoáng chất có thể nuôi dưỡng nguồn vi khuẩn sẵn có.
Sử dụng thiết bị làm sạch sinh học bio – scrubber
Nguồn khí độc được hấp thụ bằng nước và phân hủy từ vi sinh vật tồn tại trong nhiều thiết bị khác nhau. Tại thiết bị hấp thụ xảy ra quá trình trao đổi chất giữa khí thải và chất hấp thụ. Yếu tố quyết định đến hiệu quả xử lý phụ thuộc vào diện tích bề mặt các phase. Với sự tham gia của than hoạt tính sẽ làm tăng hiệu quả làm sạch, bề mặt riêng than hoạt tính lớn giúp diễn ra quá trình phân hủy nhanh hơn. Các chất độc và oxy di chuyển vào nước nên khí thải thoát ra khỏi absorber được làm sạch và nước sẽ ở trạng thái nhiễm bẩn.
Sử dụng Bioreactor
Việc lắp đặt các polymer giúp gắn kết tế bào vi sinh vật giúp hệ thống làm sạch không khí tiên tiến nhất hiện nay. Nhờ hoạt tính enzym của tế bào vi sinh có thể loại bỏ các chất độc. Khi các hợp chất hữu đi qua bioreacter sẽ bị đồng hóa bởi vi sinh vật và oxy hóa thành CO2 và H2O. Khả năng hoạt động của Bioreactor cao hơn so với các thiết bị sinh học khác vì nồng độ sinh khí của chúng khá cao nhờ sự cố định vi sinh vật trên các màng polymer. Bên cạnh đó, mức độ ổn định enzym trong các tế bào vi sinh vật so với các loại enzym được tách ra với khả năng tái sinh cao hơn cofactor trong quá trình sinh hóa.
Xem thêm “Dịch vụ xử lý khí thải đạt chuẩn”
Ưu điểm của phương pháp xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học
- Tiết kiệm chi phí vì không sử dụng hóa chất nên không gây ô nhiễm môi trường
- Chi phí vận hành thấp và giá thành rẻ
- Có thể áp dụng cho mọi loại hình, quy mô công ty hoặc xí nghiệp
- Phương pháp sinh học có thể xử lý được mùi hôi, hợp chất hữu cơ bay hơi hoặc chất độc
- Đảm bảo hiệu suất xử lý đến 90% nồng độ chất ô nhiễm
- Có thể ứng dụng nhiều nguyên liệu lọc và vi sinh vật
- Phù hợp với việc bảo vệ môi trường
Nếu bạn muốn tìm hiểu xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học hãy gọi ngay công ty môi trường Hợp Nhất để hiểu rõ hơn về vai trò của công nghệ này cũng như khám phá nhiều dịch vụ môi trường khác theo Hotline 0938 857 768 nhé!